Luật Hình Sự

Cần làm gì khi không đồng tình với kết luận giám định thương tật?

Cần làm gì khi không đồng tình với kết luận giám định thương tật là thắc mắc của nhiều người. Kết luận giám định thương tật là căn cứ quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án nhằm tránh trường hợp bỏ lọt tội phạm hay oan sai. Do đó, khi không đồng ý với kết quả giám định thương tích cần tiến hành các hoạt động cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Để hiểu thêm về vấn đề nêu trên, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

Kết luận giám định thương tật

Kết luận giám định thương tật

Quy định pháp luật về giám định thương tật

Giám định thương tật là hoạt động tố tụng quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án. Đây là quá trình những người có kiến thức chuyên môn cần thiết về các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ… xác định, đánh giá và phân tích các dấu hiệu, tổn thương, và vết thương trên cơ thể người hoặc vật chất để tìm hiểu nguyên nhân, tính chất, và mức độ của thương tích.

Giám định thương tật trong trường hợp nào?

Căn cứ khoản 4 Điều 206 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định: Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động.

Theo đó, trong quá trình giải quyết vụ án, bắt buộc phải tiến hành giám định thương tật trong trường hợp cần xác định tính chất thương tính, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động nhằm đảm bảo việc xét xử khách quan.

Thời hạn giám định thương tích

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 208 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, thời gian giám định thương tích không quá 9 ngày.

Trong trường hợp không thể tiến hành giám định thương tích trong thời hạn nêu trên thì tổ chức, cá nhân tiến hành giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định theo quy định tại khoản 3 Điều 208 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

>>>Xem thêm: Thời hạn yêu cầu giám định thương tích trong vụ án hình sự

Làm gì không đồng ý với kết luận giám định thương tật?

Kết luận giám định thương tật là một trong những căn cứ quan trọng để cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng xem xét, đánh giá, quyết định giải quyết vụ án. Do đó, khi không đồng ý, nghi ngờ với kết quả giám định thương tật lần đầu không chính xác, có thể tiến giám định lại thương tật theo quy định tại khoản 1 Điều 211 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015. Và việc giám định lại được tiến hành bởi người giám định khác.

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 211 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, cơ quan trưng cầu giám định tự mình hoặc theo đề nghị của người tham gia tố tụng quyết định việc trưng cầu giám định lại. Trường hợp người trưng cầu giám định không chấp nhận yêu cầu giám định lại thì phải thông báo cho người đề nghị giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thủ tục đề nghị trưng cầu giám định lại thương tật

Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, để giám định lại thương tật có thể tiến hành theo các phương thức theo quy định của pháp luật tố tụng hình như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ để đề nghị giám định lại

Theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Giám định tư pháp 2012, hồ sơ gồm:

Văn bản yêu cầu giám định lại, gồm các nội dung cơ bản sau:

  • Đơn đề nghị giám định lại thương tật (về việc giám định lại phần trăm thương tật đối với bị hại là…);
  • Tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
  • Tên tổ chức hoặc họ, tên người yêu cầu giám định lại;
  • Căn cứ đề nghị giám định lại;
  • Chữ ký, họ, tên người yêu cầu giám định lại.

Tài liệu, vật chứng liên quan (nếu có)

Bản sao giấy tờ chứng minh mình là nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ đến cá nhân, tổ chức thực hiện giám định.

>>>Xem thêm: Mẫu đơn đề nghị giám định thương tật mới nhất năm 2024

Bước 2: Tiếp nhận yêu cầu giám định

Sau khi nhận được đề nghị giám định lại người trưng cầu giám định sẽ quyết định là chấp nhận hay không chấp nhận đề nghị giám định lại. Trường hợp không chấp nhận yêu cầu giám định lại thì phải thông báo cho người đề nghị giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do

Bước 3: Tiến hành giám định lại

  • Việc giám định có thể tiến hành tại cơ quan giám định hoặc tại nơi tiến hành điều tra vụ án ngay sau khi có quyết định trưng cầu, yêu cầu giám định lại
  • Việc giám định do cá nhân hoặc do tập thể thực hiện.
  • Kết luận giám định phải ghi rõ kết quả giám định đối với những nội dung đã được trưng cầu, yêu cầu và những nội dung khác theo quy định của Luật Giám định tư pháp.

Bước 4: Nhận kết quả

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra kết luận giám định, tổ chức, cá nhân đã tiến hành giám định phải gửi kết luận giám định cho cơ quan đã trưng cầu, người yêu cầu giám định.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được kết luận giám định, cơ quan đã trưng cầu, người yêu cầu giám định phải gửi kết luận giám định cho Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.

Đơn đề nghị giám định lại thương tật

Đơn đề nghị giám định lại thương tật

>>> Xem thêm: Giám định thương tật ở đâu? Hồ sơ, thủ tục giám định tỷ lệ thương tật

Tư vấn thủ tục giám định thương tật trong tố tụng hình sự

Với đội ngũ luật sư đầy tận tụy, nhiều kinh nghiệm, Luật sư của Chuyên tư vấn luật sẽ cung cấp đến Khách hàng dịch vụ tư vấn, hỗ trợ thực hiện thủ tục giám định thương tật trong tố tụng hình sự với các công việc sau:

  • Giải đáp những vướng mắc pháp lý liên quan đến giám định lại thương tật trong vụ án hình sự;
  • Tư vấn các trường hợp bắt buộc phải giám định thương tật
  • Tư vấn hồ sơ cần chuẩn bị yêu cầu giám định lại thương tật;
  • Luật sư soạn đơn kiến nghị giám định lại thương tật
  • Hướng dẫn thủ tục đề nghị giám định, giám định lại thương tật
  • Tư vấn cơ quan có thẩm quyền giám định thương tật
  • Hỗ trợ soạn thảo đơn yêu cầu giám định lại thương tật;
  • Đại diện khách hàng nộp hồ sơ yêu cầu giám định lại thương tật đến cơ quan có thẩm quyền;
  • Các yêu cầu khác liên quan đến thủ tục đề nghị giám định lại thương tật trong vụ án hình sự.

Trên đây chỉ là một số dịch vụ cơ bản, tuỳ vào tình tiết của vụ án, yêu cầu của khách hàng và theo quy định pháp luật phạm vi tư vấn sẽ khác nhau. Khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ với chúng tôi để được Đội ngũ Chuyên viên tư vấn và Luật sư hỗ trợ trực tiếp.

Soạn thảo đơn đề nghị giám định lại

Soạn thảo đơn đề nghị giám định lại

Như vậy, khi không đồng ý với kết quả giám định thương tật lần đầu, bạn có thể đề nghị giám định lại theo quy định của pháp luật. Bởi vì, giám định thương tật là một căn cứ quan trọng để cơ quan tố tụng, người tiến hành tố tụng xem xét, đánh giá, quyết định giải quyết vụ án. Nếu quý độc giả có thắc mắc hoặc cần tư vấn,  hướng dẫn khiếu nại kết luận giám định thương tích về những vấn đề liên quan thì hãy liên hệ với Chuyên Tư Vấn Luật qua hotline: 1900636387 để được Luật sư hình sự hỗ trợ kịp thời.

Bài viết liên quan giám định thương tật có thể bạn quan tâm:

4.9 (18 bình chọn)

Bài viết được Chuyên Tư Vấn Luật
Chuyên Tư Vấn Luật

Tác giả: Luật sư tư vấn

Lĩnh vực tư vấn: Tư vấn giải đáp tất cả các lĩnh vực pháp luật, Tố tụng giải quyết các tranh chấp, Cung cấp dịch vụ luật sư, dịch vụ pháp lý trên Toàn Quốc

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 12

Tổng số bài viết: 125 bài viết