Luật Hình Sự

Thời hạn yêu cầu giám định thương tích trong vụ án hình sự

Nếu có hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của cá nhân với tỷ lệ thương tật đủ yếu tố cấu thành tội phạm, người thực hiện hành vi có thể bị truy cứu về trách nhiệm hình sự. Theo đó, muốn biết tỷ lệ thương tật có đủ để cấu thành tội phạm hay không, ta có thể yêu cầu giám định. Vậy, việc giám định tỷ lệ thương tật được thực hiện như thế nào? Thời hạn yêu cầu giám định là trong bao lâu? Hãy cùng Chuyên tư vấn luật giải đáp thắc mắc về vấn đề Thời hạn yêu cầu giám định thương tích trong vụ án hình sự.

Yêu cầu phản tố trong vụ án dân sự 

Yêu cầu phản tố trong vụ án dân sự

Chủ thể và điều kiện yêu cầu giám định

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật Giám định tư pháp 2012, sửa đổi bổ sung bởi điểm a khoản 12 Điều 1 Luật số 56/2020/QH14; khoản 3 Điều 2 Luật Giám định tư pháp 2012 sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Luật số 56/2020/QH14 và Điều 207 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì chủ thể có quyền đưa ra yêu cầu giám định là đương sự hoặc người đại diện của đương sự. Theo đó, họ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ (trừ trường hợp việc giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội).

Bên cạnh đó, đương sự hoặc người đại diện của họ cũng có quyền tự mình yêu cầu giám định. Tuy nhiên phải thỏa điều kiện là hết thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị nhưng cơ quan tiến hành tố tụng chưa ra quyết định trưng cầu giám định hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra thông báo từ chối trưng cầu giám định.

Thời hạn yêu cầu giám định

Bộ luật Tố tụng hình sự chỉ có quy định rằng sau khi nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc sau 07 ngày kể từ ngày cơ quan tiến hành tố tụng nhận được đề nghị trưng cầu giám định nhưng không đưa ra quyết định trưng cầu giám định (Điều 207 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015) thì đương sự hoặc người đại diện của họ có quyền tự mình yêu cầu giám định chứ không quy định rõ thời hạn yêu cầu giám định là trong bao lâu.

Tuy nhiên, để bảo đảm quyền và lợi ích của mình; dễ dàng trong việc thu thập chứng cứ và chứng minh trong tố tụng thì Chuyên tư vấn luật khuyến khích bạn đọc nên có yêu cầu sớm. Hơn nữa, tuy luật không có quy định thời hạn yêu cầu giám định nhưng lại có quy định về thời hạn giám định. Do đó để đảm bảo tính chính xác, cần yêu cầu càng sớm càng tốt.

Thời hạn giám định

Các loại giám định khác nhau sẽ đòi hỏi thời hạn khác nhau. Theo quy định tại Điều 208 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, thời hạn giám định cụ thể quy định như sau:

  • Không quá 03 tháng đối với trường hợp giám định xác định tình trạng tâm thần của người bị buộc tội, người làm chứng hoặc bị hại theo khoản 1 Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự;
  • Không quá 01 tháng đối với trường hợp giám định xác định nguyên nhân chết người, xác định mức độ ô nhiễm môi trường quy định lần lượt tại khoản 3 và khoản 6 Điều 206 của Bộ luật Tố tụng hình sự;
  • Không quá 09 ngày đối với trường hợp giám định xác định tuổi của bị can, bị cáo, bị hại, xác định tình trạng thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động và xác định chất ma túy, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ quy định lần lượt tại các khoản 2, 4 và 5 Điều 206 của Bộ luật này.

Trong trường hợp không thuộc các trường hợp vừa nêu trên thì thời hạn giám định đối với các trường hợp khác sẽ tiến hành, thực hiện theo chính nội dung của quyết định trưng cầu giám định.

>>>Xem thêm: Hướng dẫn khiếu nại kết luận giám định thương tích

Thời hạn giám định lại, giám định bổ sung

Trong quá trình đánh giá kết luận giám định, nếu Tòa án, đương sự phát hiện kết luận giám định ban đầu có những bất cập, sai sót hay thông tin được cung cấp còn nhiều nghi vấn thì sẽ tiến hành giám định bổ sung hoặc giám định lại.

Giám định bổ sung được tiến hành trong trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh vấn đề mới liên quan đến tình tiết của vụ việc đã được kết luận giám định trước đó. Còn giám định lại được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu không chính xác hoặc trong trường đặc biệt theo quyết định Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của Luật Giám định tư pháp.

Về thời hạn giám định, giám định lại hay giám định bổ sung cũng đều sẽ được áp dụng như giám định lần đầu theo quy định tại khoản 4 Điều 208 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

Thời hạn giám định lại, giám định bổ sung

Thời hạn giám định lại, giám định bổ sung

Chi trả chi phí giám định

Chi phí giám định là một trong những loại chi phí tố tụng được quy định tại khoản 4 Điều 135 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Theo đó, căn cứ vào Điều 136 của Bộ luật này thì trách nhiệm chi trả chi phí tố tụng sẽ do các cơ quan, người đã trưng cầu, yêu cầu chi trả. Bên cạnh đó, tại Điều 36 Luật Giám định tư pháp năm 2012 sửa đổi, bổ sung bởi khoản 20 Điều 1 Luật số 56/2020/QH14 cũng có quy định:

  • Người trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có trách nhiệm trả chi phí giám định tư pháp cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp theo quy định của pháp luật về chi phí giám định tư pháp.
  • Kinh phí thanh toán chi phí giám định tư pháp mà cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm chi trả được bảo đảm từ ngân sách nhà nước theo dự toán hằng năm của cơ quan đó để thực hiện nhiệm vụ giám định tư pháp.

Các loại chi phí giám định trong tố tụng hình sự gồm cụ thể các loại được quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh 02/2012/UBTVQH và quy định chi tiết tại các Điều 3, 4, 5, 6 Nghị định 81/2014/NĐ- CP. Theo đó, căn cứ tính chất của đối tượng và nội dung giám định cụ thể, chi phí giám định bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:

  • Chi phí tiền lương và các khoản thù lao cho người thực hiện giám định;
  • Chi phí vật tư tiêu hao;
  • Chi phí sử dụng dịch vụ;
  • Chi phí khấu hao máy móc, phương tiện, thiết bị;
  • Các chi phí khác theo quy định của pháp luật.

Chi phí giám định

Chi phí giám định

Vai trò của luật sư trong thủ tục yêu cầu giám định

  • Tư vấn quy định của pháp luật về thủ tục yêu cầu giám định thương tích
  • Soạn thảo hồ sơ, văn bản yêu cầu giám định thương tích
  • Liên hệ các cơ quan hoặc cá nhân giám định tư pháp
  • Cùng khách hàng tham gia trong quá trình giải quyết vụ việc tại Cơ quan có thẩm quyền,…

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến vấn đề Thời hạn yêu cầu giám định thương tích trong vụ án hình sự. Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào hoặc có nhu cầu tìm hiểu thêm xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ tư vấn và hỗ trợ. Xin cảm ơn.

4.7 (16 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết