Luật Hình Sự

Người dân cần làm gì khi bị tín dụng đen khủng bố, đe dọa

Làm gì khi bị tín dụng đen khủng bố là câu hỏi thắc mắc của nhiều người dân khi. Mặc dù, bản thân không vay mượn, thậm chí là không quen người vay nhưng lại bị các đối tượng khủng bố đòi nợ hoặc có vay mượn tín dụng đen nhưng bị khủng bố đòi nợ trái luật. Điều này đã dấy lên không ít những nỗi bức xúc trong dư luận. Để biết cách thoát khỏi sự khủng bố của tín dụng đen, xin mời bạn tìm hiểu qua bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cách xử lý khi bị tín dụng đen khủng bố

Cách xử lý khi bị tín dụng đen khủng bố

Các hình thức đòi nợ trái luật của tín dụng đen

Để biết được cách thức đòi nợ của tín dụng đen thì đầu tiên chúng ta cần phải hiểu tín dụng đen là gì. Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào có định nghĩa cụ thể về khái niệm này. Tuy nhiên, ta có thể hiểu tín dụng đen là một hình thức cho vay tiền với mức lãi suất rất cao thông qua ứng dụng (app) hay cho vay trực tiếp và bị pháp luật nghiêm cấm. Và khái niệm này còn có tên gọi khác là cho vay nặng lãi.

Chính vì việc cho vay trái pháp luật, nên các đối tượng thường sẽ đòi nợ theo “luật rừng”. Thông thường, khi các con nợ đến hạn không trả được tiền, các đối tượng sẽ đe dọa khủng bố tinh thần nhằm mục đích đòi nợ bằng cách liên tục nhắn tin, gọi điện thoại vào số của người vay hay thậm chí là người thân trong gia đình. Đăng những hình ảnh đã qua cắt ghép lên mạng xã hội để xúc phạm danh dự nhân phẩm. Thuê lưu manh, côn đồ đến nhà riêng, nơi làm việc, đập phá tài sản, chửi bới, đổ chất bẩn, chất thải, đặt vòng hoa tang, treo đầu động vật, phun sơn, khống chế, đe dọa giết người, giết người, cố ý gây thương tích… gây áp lực với người vay và thân nhân của người vay, tạo sức ép, buộc người vay phải trả nợ.

Cách đối phó khi bị tín dụng đen khủng bố

Để tránh trở thành nạn nhân, người dân tuyệt đối không vay tín dụng đen, thường xuyên nhắc nhở người thân, con em và những người xung quanh về việc này. Đối với những người có hoàn cảnh khó khăn, có nhu cầu vay vốn thì liên hệ với ngân hàng để được vay với lãi suất hợp lý.

Trong trường hợp bị tổ chức tín dụng đen, cho vay lãi nặng khủng bố tinh thần, bôi nhọ danh dự nhân phẩm, vu khống trên mạng xã hội hoặc đe dọa, đập phá đồ đạc, gây thương tích, bắt cóc, bắt giữ người trái pháp luật để đòi nợ thì ngay lập tức báo cho cơ quan Công an nơi gần nhất để giải quyết.

Báo công an khi bị tín dụng đen đòi nợ

Báo công an khi bị tín dụng đen đòi nợ

Xử lý hành vi khủng bố đòi nợ

Xử phạt hành chính

Căn cứ khoản 1 Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 3/2/2020 (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 27/01/2022) quy định về vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội như sau:

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, tổ chức tín dụng đen có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng nếu xúc phạm danh dự nhân phẩm, bí mật đời tư của một cá nhân lên mạng xã hội. Ngoài ra còn phải khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 3 Điều này: Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

Xử lý hình sự

Hành vi đòi nợ trái pháp luật của tín dụng đen có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự các tội sau:

Căn cứ Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 quy định “Tội làm nhục người khác” như sau:

Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

  • Phạm tội 02 lần trở lên
  • Đối với 02 người trở lên;
  • Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
  • Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

  • Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên
  • Làm nạn nhân tự sát.

Căn cứ Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về “Tội vu khống” như sau:

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm đối với hành vi bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

  • Có tổ chức
  • Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội
  • Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

  • Vì động cơ đê hèn
  • Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên
  • Làm nạn nhân tự sát.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm

Điều 201 Bộ Luật Hình sự năm 2015 quy định “Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” như sau:

  • Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
  • Phạm tội mà thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  • Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Ngoài ra, tùy theo tính chất và mức độ phạm tội tín dụng đen còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các tội khác như: tội bắt giữ người trái pháp luật, tội cướp tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản, tội cố ý gây thương tích,… theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Truy cứu trách nhiệm hình sự tín dụng đen

Truy cứu trách nhiệm hình sự tín dụng đen

Luật sư tư vấn hướng giải quyết khi bị tín dụng đen khủng bố

Luật sư của Chuyên tư vấn luật cung cấp đến quý khách hàng dịch vụ tư vấn hướng giải quyết khi bị tín dụng đen khủng bố gồm có các hoạt động sau:

  • Luật sư giải thích các quy định của pháp luật liên quan đến tín dụng đen
  • Tư vấn khách hàng thu thập chứng cứ liên quan đến việc bị tín dụng đen khủng bố
  • Luật sư tư vấn cách tố cáo tín dụng đen
  • Luật sư hướng dẫn, soạn đơn tố cáo tín dụng đen đúng quy định của pháp luật

Khi bị tín dụng đen khủng bố, người dân cần phải bình tĩnh và báo ngay cho cơ quan chức năng để giải quyết về trường hợp khủng bố này và có những biện pháp để ngăn chặn hành vi này tiếp tục xảy ra. Nếu bạn đang gặp phải trường hợp tương tự xin vui lòng liên hệ qua Hotline 1900.63.63.87 để được luật sư tư vấn luật hình sự và hỗ trợ kịp thời.

Bài viết liên quan bạn có thể quan tâm:

4.5 (17 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 900 bài viết