Luật Hình Sự

Loại trừ trách nhiệm hình sự khác gì miễn trách nhiệm hình sự

Loại trừ và miễn trách nhiệm hình sự là vấn đề được nhiều người quan tâm và cần được giải đáp kịp thời để tránh tình trạng hiểu chưa đúng về hai nội dung này. Để phân biệt được hai thuật ngữ này trước hết cần tìm hiểu về khái niệm và các trường hợp được áp dụng quy định này. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thể hiểu hơn về nội dung trên.

Phân biệt loại trừ , miễn trách nhiệm hình sự

Phân biệt loại trừ, miễn trách nhiệm hình sự

Quy định về loại trừ, miễn trách nhiệm hình sự

Loại trừ trách nhiệm hình sự

Một người được loại trừ trách nhiệm hình sự được hiểu là việc người đó không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm của mình. Hành vi của họ không được xem là tội phạm và cũng không xác định họ là người có án tích.

Khi hành vi của một người xảy ra thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ được xét miễn trách nhiệm hình sự:

Trường hợp 1. Sự kiện bất ngờ: Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Trường hợp 2. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Trường hợp 3. Phòng vệ chính đáng: Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

Trường hợp 4. Tình thế cấp thiết: Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.

Trường hợp 5: Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội:  Hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm.

Trường hợp 6. Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ: Hành vi gây ra thiệt hại trong khi thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới mặc dù đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa thì không phải là tội phạm.

Trường hợp 7. Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên: Người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này người ra mệnh lệnh phải chịu trách nhiệm hình sự

Khi người thực hiện hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ được loại trừ trách nhiệm hình sự.

Cơ sở pháp lý: Chương IV Bộ luật Hình sự 2015.

>>>Xem thêm: Các Trường Hợp Nào Thì Được Loại Trừ Trách Nhiệm Hình Sự ?

Miễn trách nhiệm hình sự

Miễn trách nhiệm hình sự được hiểu là trường hợp người thực hiện hành vi mà Bộ luật Hình sự quy định là tội phạm nhưng khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. Miễn trách nhiệm hình sự có nghĩa là miễn những hậu quả pháp lý về các tội phạm đối với người thực hiện tội phạm khi có những điều kiện theo quy định của pháp luật.

Người thực hiện hành vi phạm tội thuộc trường hợp sau đây sẽ được miễn trách nhiệm hình sự:

  1. Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
  2. Khi có quyết định đại xá.

Ngoài ra trong một số trường hợp sau đây người phạm tội cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự:

  1. Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
  2. Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;
  3. Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.
  4. Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Theo đó tùy vào trường hợp cụ thể mà người phạm tội được trực tiếp miễn trách nhiệm hoặc sẽ được xem xét miễn trách nhiệm hình sự.

Cơ sở pháp lý: Điều 29 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Đặc điểm phân biệt về loại trừ trách nhiệm hình sự với miễn trách nhiệm hình sự

Để phân biệt rõ hơn giữa loại trừ trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự thì việc xác định sự khác biệt giữa một số nội dung sau sẽ đáp ứng yêu cầu này:

Tiêu chí Loại trừ trách nhiệm hình sự Miễn trách nhiệm hình sự
Cơ sở pháp lý Chương IV Bộ luật Hình sự 2015 Điều 29 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
Căn cứ áp dụng Người thực hiện hành vi vi phạm thuộc trường hợp:

– Sự kiện bất khả kháng

– Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự

– Phòng vệ chính đáng

– Tình thế cấp thiết

– Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội

– Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ

– Thi hành lệnh của người chỉ hủy hoặc cấp trên.

Người phạm tội thuộc trường hợp:

– Do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa

– Khi có quyết định đại xá

Ngoài các trường hợp này thì người phạm tội còn có thể được miễn trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp luật định khác.

Đặc điểm – Hành vi vi phạm trong trường hợp này bị pháp luật hình sự cấm nhưng được coi là hợp pháp

– Không được coi là tội phạm, không truy cứu trách nhiệm hình sự

– Hành vi bảo vệ quyền lợi hợp pháp phải trong giới hạn của pháp luật hình sự quy định.

– Hành vi vi phạm này đủ các yếu tố dấu hiệu cấu thành tội phạm

– Chế định phản ánh rõ nét nhất nguyên tắc nhân đạo của pháp luật

– Người thực hiện hành vi vi phạm được xem là tội phạm lẽ ra bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng có lý do chính đáng luật định nên được miễn trách nhiệm.

Hậu quả pháp lý Nguồi thực hiện hành vi vi phạm không phải là tội phạm. Hành vi vi phạm của người được miễn trách nhiệm hình sự là hành vi phạm tội, do vậy người được miễn trách nhiệm hình sự không hiển nhiên đồng nghĩa với việc người đó không phạm tội.

Sự khác nhau loại trừ và miễn trách nhiệm hình sự

Sự khác nhau loại trừ và miễn trách nhiệm hình sự

Luật sư tư vấn trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự

Luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự sẽ tư vấn giúp khách hàng hiểu hơn các quy định về miễn trách nhiệm hình sự và loại trừ trách nhiệm hình sự:

  • Tư vấn quy định về tội phạm
  • Tư vấn quy định và trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự
  • Tư vấn trường hợp được áp dụng loại trừ trách nhiệm hình sự
  • Tư vấn áp dụng miễn hình phạt

Tư vấn loại trừ , miễn trách nhiệm hình sự

Tư vấn loại trừ , miễn trách nhiệm hình sự

Loại trừ trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự là hai quy định riêng biệt trong Bộ luật Hình sự. Mỗi quy định sẽ có những trường hợp đặc thù riêng được áp dụng để xác định miễn hoặc loại trừ trách nhiệm. Nếu cần tư vấn chuyên sâu luật hình sự, khách hàng hãy liên hệ hotline: 1900.63.63.87 để được hỗ trợ tốt nhất.

4.36 (21 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 955 bài viết

6 thoughts on “Loại trừ trách nhiệm hình sự khác gì miễn trách nhiệm hình sự

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Nguyên
      Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
      Các trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự được quy định tại chương IV bộ luật hình sự 2015. Đó là các trường hợp sau: Sự kiện bất ngờ; Phòng vệ chính đáng; Tình thế cấp thiết; Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội; Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ; Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên.
      Xin thông tin đến bạn.

        • Avatar
          Phan Mạnh Thăng says:

          Chào bạn Thoại, bài viết trên chúng tôi đã giải đáp vấn đề về phân biệt loại trừ trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự. Trường hợp bạn vẫn còn thắc mắc, vui lòng liên hệ hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn chi tiết. Trân trọng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *