Luật Hình Sự

Giấy tờ giả qua mặt công chứng, ai chịu trách nhiệm?

Giấy tờ giả qua mặt công chứng ai chịu trách nhiệm là vấn đề phức tạp cần phải thông qua việc chứng minh về lỗi và các yếu tố khách quan khác thì mới có thể xác định chính xác. Hành vi sử dụng giấy tờ giả hoặc sử dụng trong các giao dịch là hành vi trái pháp luật thể hiện sự gian dối khi tham gia các giao dịch từ đó xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác. Tùy theo mức độ nguy hiểm và hậu quả của hành vi sử dụng giấy tờ giả mà trách nhiệm sẽ được xác định cụ thể đối với từng đối tượng liên quan. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn trách nhiệm trong trường hợp này.

Trách nhiệm khi sử dụng giấy tờ giả trong công chứng

Những hành vi cá nhân, tổ chức bị cấm trong công chứng

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Công chứng 2014 thì những hành vi của cá nhân, tổ chức sau đây sẽ bị cấm:

  • Giả mạo người yêu cầu công chứng;
  • Người yêu cầu công chứng cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; sử dụng giấy tờ, văn bản giả mạo hoặc bị tẩy xóa, sửa chữa trái pháp luật để yêu cầu công chứng;
  • Người làm chứng, người phiên dịch có hành vi gian dối, không trung thực;
  • Cản trở hoạt động công chứng.

Như vậy, cá nhân, tổ chức là người yêu cầu công chứng cung cấp tài liệu sai sự thật, sử dụng giấy tờ, văn bản giả mạo là hành vi trái pháp luật và sẽ có thể bị xử phạt hành chính, nếu nghiêm trong hơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 

Ai chịu trách nhiệm khi giấy tờ giả qua mặt công chứng viên

Hành vi bị cấm trong công 

Trách nhiệm của chủ thể yêu cầu công chứng sử dụng giấy tờ giả

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Công chứng 2014 và khoản 3 Điều 12 Nghị định 82/2020/NĐ-CP thì người yêu cầu công chứng có thể bị xử phạt từ 20 đến 30 triệu đồng nếu có hành vi giả mạo, yêu cầu công chứng, giao dịch giả khi cố ý thực hiện hành vi vi phạm này. 

Công chứng viên có phải chịu trách nhiệm?

Quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014 thì “công chứng” là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản. Theo đó, một trong những nguyên tắc hành nghề là chịu trách nhiệm trước pháp luật và người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng.

Theo đó, về vấn đề bồi thường, bồi hoàn trong hoạt động công chứng. Quy định tại Điều 38 Luật Công chứng 2014 thì tổ chức hành nghề công chứng phải bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức khác do lỗi mà công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình gây ra trong quá trình công chứng.

Sau đó, công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên gây thiệt hại phải hoàn trả lại một khoản tiền cho tổ chức hành nghề công chứng đã chi trả khoản tiền bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật; trường hợp không hoàn trả thì tổ chức hành nghề công chứng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Quan trọng là chứng minh được lỗi do công chứng viên gây thiệt hại để người bị hại nhờ toà án phân xử.

Bên cạnh đó, một trong những nghĩa vụ quan trọng của tổ chức hành nghề công chứng là mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình.

Ngoài ra, trường hợp khi cơ quan điều tra chứng minh được công chứng viên biết giấy tờ giả mà vẫn chứng thì tùy vào tính chất mức độ hậu quả hành vi mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Công chứng viên có phải chịu trách nhiệm khi giấy tờ giả bị qua mặt

Trách nhiệm của công chứng viên khi giấy tờ giả bị qua mặt

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên như thế nào?

Để đảm bảo cho quyền lợi chính đáng của công dân, tổ chức bị thiệt hại do hoạt động hành nghề của công chứng viên gây ra, việc mua bảo hiểm nghề nghiệp cho công chứng viên cũng là một nghĩa vụ mà tổ chức hành nghề công chứng phải tuân thủ theo Khoản 5 Điều 33 Luật công chứng 2014.

Cụ thể, quy định tại Điều 37 Luật Công chứng 2014 thì bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên là loại hình bảo hiểm bắt buộc. Việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên phải được duy trì trong suốt thời gian hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng.

Tổ chức hành nghề công chứng có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên hành nghề tại tổ chức mình. Chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày mua bảo hiểm hoặc kể từ ngày thay đổi, gia hạn hợp đồng bảo hiểm, tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm thông báo và gửi bản sao hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng thay đổi, gia hạn hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên cho Sở Tư pháp.

Luật sư tư vấn trách nhiệm khi sử dụng giấy tờ giả trong công chứng

Luật sư sẽ tư vấn các vấn đề sau:

  • Tư vấn quy định về các hành vi bị cấm trong công chứng
  • Tư vấn hình thức xử lý đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả trong công chứng
  • Tư vấn quy định về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên
  • Tư vấn trách nhiệm bồi thường khi công chứng giấy tờ giả

Giấy tờ sử dụng trong hoạt động công chứng cần được cung cấp chính xác và đầy đủ. Đồng thời khi công chứng các công chứng viên phải thật sự cẩn trong việc xem xét các giấy tờ pháp lý. Nếu có vướng mắc về vấn đề này hãy liên hệ qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn pháp luật hình sự chuyên sâu.

4.8 (17 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 982 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *