Luật Hình Sự

Hướng dẫn khiếu nại kết luận giám định thương tích

Khi phát hiện sai sót muốn khiếu nại kết luận giám định thương tích thì cần trình tự thủ tục gì? Vì kết quả giám định ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi và nghĩa vụ của các bên nên pháp luật hiện hành tại Việt Nam đã có những quy định như thế nào về giám định thương tích? Bài viết dưới đây với góc nhìn từ chiều pháp lý sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn vấn đề này.

Khiếu nại kết luận giám định thương tích

Khiếu nại kết luận giám định thương tích

hotline tư vấn luật 1900636387

Pháp luật quy định như thế nào về giám định thương tích?

Khoản 1 Điều 2 Luật Giám định tư pháp 2012 (sửa đổi bổ sung năm 2020) – Luật GĐTP quy định: “Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về: Chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án..”

Theo đó, giám định thương tật là việc giám định về tỷ lệ thương tích hoặc tổn thương cơ thể của một người bằng kiến thức chuyên môn và các phương pháp nghiệp vụ. Kết quả giám định về tỷ lệ thương tật là một trong các cơ sở để xác định hành vi của một cá nhân có đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự hay không, đồng thời cũng là cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị hại.

Giám định thương tật được thực hiện ở đâu?

Theo quy định tại Điều 12 Luật GĐTP, các tổ chức giám định tư pháp công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập sau:

  • Trong lĩnh vực pháp y: Viện pháp y của Bộ y tế, Bộ quốc phòng, Trung tâm giám định pháp y cấp tỉnh hoặc của Viện khoa học hình sự (Bộ công an)
  • Viện pháp y tâm thần trung ương, Trung tâm pháp y tâm thần khu vực
  • Viện khoa học hình sự của Bộ công an, Phòng giám định kỹ thuật hình sự của Bộ Quốc phòng, Công an cấp tỉnh.

Như vậy, khi một cá nhân bị thương tích, bị tổn hại sức khỏe do hành vi của người khác gây ra muốn xác định về tỉ lệ thương tật cần phải đến một trong những tổ chức này theo quy định của pháp luật.

Quy định về giám định thương tích

Quy định về giám định thương tích

Khiếu nại kết luận giám định thương tích

Hồ sơ cần thủ tục khiếu nại

Theo Điều 8 Luật Khiếu nại 2011 thì việc khiếu nại có thể lập bằng văn bản hoặc khiếu nại trực tiếp. Ngoài ra theo Điều 12 Luật này quy định về quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại phải cung cấp được bằng chứng, chứng cứ về việc yêu cầu giải quyết khiếu nại của mình.

Do đó, hồ sơ cần thiết để thực hiện thủ tục khiếu nại kết luận giám định thương tích gồm:

  • Đơn khiếu nại nếu người đó thực hiện việc khiếu nại bằng văn bản/Bản ghi lời khiếu nại nếu người đó thực hiện khiếu nại trực tiếp;
  • Tài liệu, chứng cứ do người khiếu nại cung cấp;
  • Kết quả giám định thương tích.

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại kết quả giám định tư pháp?

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại và thực hiện Giám định bổ sung, giám định lại được quy định như sau:

  • Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi thuộc thẩm quyền quản lý của mình;
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
  • Các cơ quan nêu trên có quyền giám định trong phạm vi thẩm quyền quản lý của mình 

Ngoài ra, nếu kết quả giám định không thỏa đáng, đương sự hoặc cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại theo Điều 210 và 211 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015

Thời hạn xử lý đơn khiếu nại

Căn cứ Điều 27 và Điều 36 Luật Khiếu nại 2011 thì trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền của mình, người giải quyết khiếu nại phải thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản cho các bên liên quan;

Tại Điều 28 và Điều 37 Luật này quy định đối với giải quyết lần đầu, thời hạn giải quyết sẽ là không quá 30 ngày, hoặc nếu vụ việc phức tạp thì không quá 45 ngày giải quyết; Thời hạn giải quyết lần hai sẽ không quá 45 ngày nhưng nếu vụ việc phức tạp thì không quá 60 ngày giải quyết.

Ngoài ra, theo Điều 32 Luật này quy định trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, người giải quyết phải gửi quyết định đó cho các bên liên quan. Tương tự tại Điều 41 Luật này quy định trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại phải gửi quyết định đó cho các bên liên quan cũng như lựa chọn hình thức công bố công khai được quy định.

Luật sư tư vấn khiếu nại kết luận giám định thương tích

Luật sư tư vấn khiếu nại

Luật sư tư vấn khiếu nại

Luật sư sẽ hỗ trợ thực hiện các công việc sau:

  • Tư vấn cho khách hàng về căn cứ khiếu nại, trình tự, thủ tục khiếu nại;
  • Hỗ trợ soạn thảo đơn khiếu nại;
  • Đại diện khách hàng nộp đơn khiếu nại;
  • Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trước cơ quan tố tụng;
  • Các yêu cầu khác liên quan đến trình tự, thủ tục khiếu nại.

Trên đây là bài viết về hướng dẫn khiếu nại kết luận giám định thương tích, nếu quý khách hàng có bất kì vướng mắc pháp lý về thủ tục khiếu nại cũng như các vấn đề liên quan đến hình sự có thể liên hệ đến số tổng đài 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ kịp thời.

5 (17 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 895 bài viết