Luật Hình Sự

Thủ tục yêu cầu giám định thương tích trong vụ án hình sự được thực hiện như thế nào?

Thủ tục yêu cầu giám định thương tích trong vụ án hình sự được thực hiện như thế nào? Đây là vấn đề pháp lý phổ biến, được bạn đọc quan tâm khá nhiều trong lĩnh vực pháp luật hình sự. Vậy để trình bày thủ tục một cách chính xác, cụ thể cần thực hiện như thế nào? Chuyên tư vấn luật mời bạn đọc tham khảo bài viết cụ thể dưới đây: Thủ tục giám định thương tích trong vụ án hình sự

Thủ tục giám định thương tích trong vụ án hình sự

>>> Xem thêm: Biện pháp điều tra nhận biết giọng nói trong hoạt động tố tụng hình sự

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định

  1. Theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015 tại Điều 205 quy định khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 206 của Bộ luật này hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.
  2. Theo Luật Giám định tư pháp 2012 tại khoản 2 Điều 2 có quy định “Người trưng cầu giám định bao gồm cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng”. Do đó, những người tiến hành tố tụng và cơ quan tiến hành tố tụng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về cơ quan tiến hành tố tụng gồm: cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án ( tại khoản 1 Điều 33) và những người tiến hành tố tụng gồm: Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội Thẩm, Thư ký Tòa án ( tại khoản 2 Điều 33).

Thủ tục yêu cầu giám định

Đơn yêu cầu

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 26 Luật Giám định tư pháp 2012, nội dung đơn yêu cầu giám định gồm:
  • Tên tổ chức hoặc họ tên của người yêu cầu giám định;
  • Nội dung yêu cầu giám định;
  • Tên và đặc điểm của đối tượng giám định;
  • Tài liệu, vật chứng có liên quan; hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);
  • Bản sao giấy tờ chứng minh mình là người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc là người đại diện hợp pháp của họ.
  • Ngày, tháng, năm yêu cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định;
  • Chữ ký, họ, tên người yêu cầu giám định.

Tài liệu, chứng cứ kèm theo

  • Tài liệu đính kèm để đối chiếu với nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định.
  • Những tài liệu cần bổ sung.
  • Liệt kê các hồ sơ của cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định cung cấp.
  • Chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến vụ án hình sự; theo khoản 2 và khoản 3 Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định, khi tiếp nhận cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải lập biên bản giao nhận và kiểm tra, đánh giá đầy đủ, khách quan, toàn diện mọi chứng cứ đã thu thập được về vụ án theo quy định.
Tài liệu, chứng cứ kèm theo

Tài liệu, chứng cứ kèm theo

Thủ tục giám định thương tích

Hồ sơ yêu cầu giám định

  • Quyết định trưng cầu, yêu cầu giám định bằng văn bản (bản chính)
  • Tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có)
  • Biên bản xem xét dấu vết và sơ đồ phác họa trên thân thể của người bị hại ( bản gốc)
  • Y sao bản chính hợp pháp tất cả hồ sơ bệnh án liên quan đến thương tích cần giám định.
  • Các hồ sơ về y tế có liên quan giám định pháp y.
  • Biên bản lời khai của bị hại, nghi can, nhân chứng.
>>>Xem thêm: Có thể cấn trừ tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ không?

Khám và chỉ định nội dung giám định

  1. Phần khám thương tích:
  • Khám sẹo, vết thương phần mềm (Theo quy trình giám định thương tích vết thương phần mềm).
  • Khám tổn thương.
  • Khám toàn thân (Đầu, mặt, cổ, ngực, lưng, sinh dục theo thường quy).
  • Khám chuyên khoa và cận lâm sàng.
  1. Chỉ định nội dung yêu cầu giám định: Ghi đầy đủ nội dung yêu cầu giám định của cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định.

Cơ sở giám định tiếp nhận và trả kết quả

  • Cơ sở giám định tiếp nhận: Trung tâm giám định y khoa, những cơ sở thuộc tổ chức thực hiện giám định và chịu trách nhiệm về năng lực chuyên môn.
  • Trả kết quả giám định là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng làm căn cứ để xác định có hay không có sự việc phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, những tình tiết liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.
>>>Xem thêm: Thời hạn yêu cầu giám định thương tích trong vụ án hình sự Kết luận giám định và quyền yêu cầu của đương sự

Kết luận giám định và quyền yêu cầu của đương sự

Nội dung kết luận giám định gồm những gì?

Căn cứ Theo Điều 213 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định nội dung kết luận giám định gồm:
  • Sau khi nêu rõ thời gian, địa điểm tiến hành giám định; họ tên, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn của người giám định; những người tham gia khi tiến hành giám định; những dấu vết, đồ vật, tài liệu và tất cả những gì đã được giám định.
  • Trình bày khái quát lại tình hình sự việc (tóm tắt diễn biến sự việc theo cơ quan trưng trưng cầu cung cấp).
  • Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu: Sơ lược lại điểm chính của quá trình điều trị theo hồ sơ bệnh án, hồ sơ của cơ quan trưng cầu giám định hoặc các tài liệu khác có liên quan.
  • Phần giám định ( áp dụng theo quy trình tương ứng đã được ban hành).
  • Phần kết luận: Trình bày dấu hiệu chính qua giám định, xếp tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây nên chiếm bao nhiêu phần trăm.

Quyền khiếu nại

Căn cứ theo Cơ quan đã ra kết luận giám định thương tích mà người có quyền và lợi ích hợp pháp thực hiện việc gửi đơn hoặc đến khiếu nại trực tiếp tại cơ quan đó hoặc khởi kiện vụ án  tại Tòa án đối với khiếu nại. Theo Điều 12 Luật Khiếu nại 2011 quy định về quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại phải cung cấp được bằng chứng, chứng cứ về việc yêu cầu giải quyết khiếu nại của mình. Hồ sơ cần thiết để thực hiện thủ tục khiếu nại kết luận giám định thương tích gồm:
  • Đơn khiếu nại nếu người đó thực hiện việc khiếu nại bằng văn bản/Bản ghi lời khiếu nại nếu người đó thực hiện khiếu nại trực tiếp;
  • Tài liệu, chứng cứ do người khiếu nại cung cấp;
  • Kết quả giám định thương tích.
>>>Xem thêm: Hướng dẫn khiếu nại kết luận giám định thương tích

Quyền yêu cầu giám định bổ sung

  • Căn cứ theo Điều 210 Bộ luật hình sự 2015, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát sẽ trưng cầu giám định bổ sung khi nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc phát sinh những vấn đề mới liên quan đến những tình tiết của vụ án đã được kết luận trước đó.
  • Giám định bổ sung có thể được thực hiện khi có yêu cầu giám định bổ sung từ đương sự hoặc người đại diện của họ (mục tiếp theo).
  • Việc giám định bổ sung có thể do tổ chức, cá nhân đã giám định hoặc tổ chức, cá nhân khác thực hiện.

Thông tin liên hệ luật sư

Đội ngũ luật sư tại Chuyên Tư Vấn Luật là những luật sư cựu cuội trong nghề, mỗi luật sư bằng chuyên môn, nhiệt huyết và đạo đức nghề nghiệp sẵn sàng hỗ trợ mọi thủ tục pháp lý khi Quý khách tin chọn. Để được hỗ trợ, Quý khách có thể lựa chọn qua các hình thức:
  • Tư vấn trực tiếp tại Trụ sở và Văn phòng làm việc:
    • Trụ sở công ty: Tầng 14 Tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP.HCM.
    • Văn phòng giao dịch: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.
  • Tư vấn trực tuyến: Trên đây là những thông tin về Thủ tục yêu cầu giám định thương tích trong vụ án hình sự được thực hiện như thế nào? Hy vọng bài viết có thể giúp ích, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này hoặc cần TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900 63 63 87. Luật sư của Chuyên tư vấn luật hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Hotline 1900.63.63.87 luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc. Xin cảm ơn. *Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

    4.7 (16 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết