Luật Hình Sự

Luật sư soạn đơn kiến nghị giám định lại thương tật

Luật sư soạn đơn kiến nghị giám định lại thương tật là dịch vụ nên sử dụng bởi kết luận giám định lại có ý nghĩa quan trọng trong tố tụng hình sự. Việc giám định lại thương tật giúp định tội đúng người đúng tội khi đưa ra phiên tòa xét xử. Bài viết dưới đây của Chuyên Tư Vấn Luật sẽ cung cấp cho Quý bạn đọc về thủ tục, căn cứmẫu đơn xin giám định lại thương tật.

Soạn đơn kiến nghị giám định lại thương tật

Soạn đơn kiến nghị giám định lại thương tật

Trường hợp kiến nghị giám định lại thương tật trong vụ án hình sự

Việc giám định lại thương tật trong vụ án hình sự được thực hiện trong các trường hợp sau:

  • Việc giám định lại được thực hiện khi có nghi ngờ kết luận giám định lần đầu không chính xác.
  • Trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định thì việc giám định lại lần thứ hai do người trưng cầu giám định quyết định.
  • Trường hợp đặc biệt, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc giám định lại sau khi đã có kết luận của Hội đồng giám định.

Như vậy, việc giám định lại thương tật trong vụ án hình sự được thực hiện khi có nghi ngờ kết luận giám định lần đầu không chính xác hoặc có sự khác nhau giữa các kết luận giám định lại hoặc Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao quyết định giám định lại

Cơ sở pháp lý: Điều 211, Điều 212 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (BLTTHS 2015).

Truong hop de nghi giam dinh lai

Trường hợp đề nghị giám định lại

Mẫu đơn xin giám định lại thương tật

>>Tải mẫu đơn đề nghị giám định lại: Tại đây

Người tham gia tố tụng có thể tải mẫu đơn đề nghị giám định lại trên đây để điền các thông tin cần thiết vào đơn và thực hiện cơ quan tiến hành tố tụng.

Trình tự, thủ tục đề nghị giám định lại thương tật trong tố tụng hình sự

Hồ sơ đề nghị giám định lại thương tật

Hồ sơ giám định lại theo quyết định trưng cầu giám định lại gồm có:

  • Quyết định trưng cầu giám định lại;
  • Đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có). Trường hợp đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật có liên quan không thể gửi kèm theo quyết định trưng cầu giám định thì người trưng cầu giám định có trách nhiệm làm thủ tục bàn giao cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định.

Cơ sở pháp lý: Điều 26 Luật Giám định Tư pháp 2012 sửa đổi, bổ sung 2020

Thủ tục đề nghị giám định lại thương tật

Thủ tục đề nghị giám định lại thương tật được thực hiện với các bước sau:

Bước 1: Người tham gia tố tụng đề nghị giám định lại đến cơ quan tiến hành tố tụng

Bước 2: Xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định

  • Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định.
  • Trường hợp không chấp nhận đề nghị thì thông báo cho người đã đề nghị giám định biết bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3: Nhận kết quả giám định

Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được kết luận giám định lại thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo kết luận giám định cho bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác có liên quan.

Bước 4: Người tham gia tố tụng trình ý kiến kết luận giám định lại

Bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến của mình về kết luận giám định lại. Trường hợp họ trình bày trực tiếp thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải lập biên bản.

Cơ sở pháp lý: Điều 207, Điều 211, Điều 213, Điều 214 BLTTHS 2015.

Thủ tục đề nghị giám định lại

Thủ tục đề nghị giám định lại

Tư vấn, soạn đơn yêu cầu giám định lại thương tật

  • Tư vấn các trường hợp cần yêu cầu giám định lại trong vụ án hình sự;
  • Tư vấn trình tự, thủ tục yêu cầu giám định lại;
  • Soạn thảo đơn từ, hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các tài liệu chứng cứ liên quan đến việc yêu cầu giám định lại;
  • Luật sư tham gia tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm, phúc thẩm nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ;
  • Hướng dẫn khách hàng soạn thảo tài liệu, giấy tờ và trình tự, thủ tục liên quan đến quy trình giải quyết vụ án;
  • Hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác có liên quan.

Kết luận giám định đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu thập, kiểm tra chứng cứ; là cơ sở để các cơ quan tố tụng đưa ra phán quyết cuối cùng. Kết luận giám định sai có thể dẫn đến bỏ lọt tội phạm và có thể kết án oan cho người vô tội. Thông qua bài viết này, Quý bạn đọc sẽ hiểu rõ tầm quan trọng và các vấn đề pháp lý của việc giám định lại thương tật trong vụ án hình sự. Nếu Quý bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc hoặc cần tư vấn vui lòng liên hệ Chuyên Tư Vấn Luật qua hotline 1900.63.63.87 để được luật sư lĩnh vực hình sự tư vấn.

4.7 (12 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 900 bài viết