Luật Hành Chính

Đeo tai nghe khi tham gia giao thông thì có vi phạm không?

Đeo tai nghe khi tham gia giao thông thì có vi phạm không được nhiều người tranh cãi với những lý do khác nhau. Như vậy, HÀNH VI ĐEO TAI NGHE khi tham gia giao thông này có bị vi phạm pháp luật không, và nếu có thì Mức phạt khi đi xe đeo tai nghe là bao nhiêu tiền… sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây Đeo tai nghe khi tham gia giao thông

Đeo tai nghe khi tham gia giao thông

Lý do không nên đeo tai nghe khi tham gia giao thông

  • Đeo tai nghe khi tham gia lái xe sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều khiển phương tiện giao thông. Bởi vì khi điều khiển xe cần có sự tập trung cao.
  • Đeo tai nghe có thể khiến bạn bị phân tâm và dễ gây ra tai nạn không đáng có.
  • Chắn bớt âm thanh làm người lái xe không chú ý được xung quanh.
  • Không kịp nghe thấy tín hiệu xin đường, tiếng còi xe hay hiệu lệnh của cảnh sát giao thông dẫn đến những tai nạn bất ngờ và đáng tiếc
  • Căn cứ Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được đeo tai nghe khi tham gia giao thông

Đeo tai nghe khi tham gia lái xe sẽ bị xử lý như thế nào?

Phạt tiền

Căn cứ điểm h khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì trường hợp sử dụng tai nghe khi đang di chuyển sẽ nhận mức phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe

Theo quy định tại điểm b khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định thì ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe đeo tai nghe khi tham gia giao thông còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng

Sử dụng điện thoại khi lái xe có bị phạt

Sử dụng điện thoại khi lái xe có bị phạt

Dùng điện thoại khi tham gia giao thông có bị phạt?

Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô

  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
  • Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như sau: Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng nếu thực hiện hành vi vi phạm trên mà gây tai nạn giao thông.

Theo điểm a khoản 4; điểm b, c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP

>>Xem thêm: Gây tai nạn giao thông có được rời khỏi hiện trường

Đối với người điều khiển xe gắn máy (kể cả xe máy điện), xe mô tô và các loại xe tương tự

  • Phạt tiền từ 8.000 đồng đến 1.000.000 đồng
  • Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như sau: Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 thángnếu thực hiện hành vi vi phạm trên mà gây tai nạn giao thông.

Căn cứ điểm h khoản 4; điểm b, c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP

Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), xe thô sơ khác

Theo điểm h khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe sử dụng điện thoại di động.

Thẩm quyền xử phạt

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình.
  • Cảnh sát giao thông (CSGT) trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt
  • Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền với hành vi sử dụng điện thoại của người điều khiển xe máy
  • Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với với hành vi sử dụng điện thoại của người điều khiển xe đạp…

CSPL: Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP

Thẩm quyền xử phạt

Thẩm quyền xử phạt

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về hành vi đeo tai nghe khi tham gia giao thông có vi phạm không, nếu bạn còn thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính, vui lòng liên hệ HOTLINE 1900.63.63.87. Xin cảm ơn.

4.8 (16 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 960 bài viết