Luật Hành Chính

Giải quyết tranh chấp hành chính bằng khiếu nại

Tranh chấp hành chính là tranh chấp phát sinh giữa một bên cụ thể là cơ quan hành chính và bên kia là các cá nhân hoặc doanh nghiệp. Đặc trưng trong tranh chấp này là cơ quan hành chính nắm giữ và thực hiện quyền lực nhà nước (quyền lực công) và có quyền ra các quyết định mà bên kia (cá nhân, doanh nghiệp…) phải thực hiện.

Giải quyết tranh chấp hành chính bằng khiếu nại

Giải quyết tranh chấp hành chính bằng khiếu nại

Trình tự chung thực hiện giải quyết tranh chấp hành chính

Căn cứ Điều 7 Luật Khiếu nại 2011, trình tự thực hiện khiếu nại như sau:

  1. Thứ nhất, khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại thực hiện khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính; hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án;
  2. Thứ hai, nếu người khiếu nại đã khiếu nại lần đầu và không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu (người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính); hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án;
  3. Thứ ba, nếu người khiếu nại đã khiếu nại lần hai và không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.

Tóm lại, người cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình có 03 cách giải quyết như sau:

Cách 1: Trực tiếp khởi kiện vụ án hành chính mà không thông qua khiếu nại;

Cách 2: Khiếu nại --> Khởi kiện

Khiếu nại đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.

Cách 3: Khiếu nại lần đầu --> Khiếu nại lần hai --> Khởi kiện

Khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.

trình tự giải quyết tranh chấp hành chính

Trình tự giải quyết tranh chấp hành chính

Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ trưởng) thì có thể thực hiện theo cách 1 hoặc cách 2.

Cách thức thực hiện khiếu nại để yêu cầu giải quyết tranh chấp

Căn cứ Điểm a, b Khoản 1 Điều 12 Luật Khiếu nại 2011, người khiếu nại có các cách thức thực hiện khiếu nại sau:

a) Tự mình khiếu nại

b) Thông qua người đại diện

  • Trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại;
  • Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại;
  • Trường hợp người khiếu nại là người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật thì được nhờ trợ giúp viên pháp lý tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình;

Căn cứ Khoản 5 Điều 8 Luật Khiếu nại 2011, trường hợp khiếu nại được thực hiện thông qua người đại diện thì người đại diện phải là một trong những người khiếu nại, có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện và thực hiện khiếu nại theo quy định của Luật Khiếu nại.

Hình thức và thời hiệu khiếu nại như thế nào?

Căn cứ Điều 8 Luật Khiếu nại 2011, việc khiếu nại được thực hiện bằng các hình thức: đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.

Nộp đơn khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung nêu trên.

Trường hợp nhiều người đến khiếu nại trực tiếp thì cơ quan có thẩm quyền tổ chức tiếp và hướng dẫn người khiếu nại cử đại diện để trình bày nội dung khiếu nại; người tiếp nhận khiếu nại ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản, trong đó ghi rõ nội dung nêu trên.

Căn cứ Điều 9 Luật Khiếu nại 2011, thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.

Trường hợp vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác mà không thực hiện khiếu nại được thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.

Những trường hợp khiếu nại không được thụ lý giải quyết bao gồm?

Trường hợp khiếu nại không được thụ lý

Trường hợp khiếu nại không được thụ lý

Căn cứ Điều 11 Luật Khiếu nại 2011, những quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính thuộc một trong các trường hợp sau thì không được thụ lý giải quyết:

  • Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong nội bộ cơ quan nhà nước để chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ; quyết định hành chính, hành vi hành chính trong chỉ đạo điều hành của cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới; quyết định hành chính có chứa đựng các quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật; quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định;
  • Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;
  • Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp;
  • Người đại diện không hợp pháp thực hiện khiếu nại;
  • Đơn khiếu nại không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại;
  • Thời hiệu, thời hạn khiếu nại đã hết mà không có lý do chính đáng;
  • Khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
  • Có văn bản thông báo đình chỉ việc giải quyết khiếu nại mà sau 30 ngày người khiếu nại không tiếp tục khiếu nại;
  • Việc khiếu nại đã được Tòa án thụ lý hoặc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Toà án, trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính của Tòa án.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Chuyên Tư Vấn Luật qua hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn nhanh chóng và kịp thời.

5 (16 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 924 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *