Luật Đất Đai

Dịch vụ luật sư khởi kiện đòi lại đất thừa kế

Dịch vụ luật sư khởi kiện đòi lại đất thừa kế luôn là vấn đề được quan tâm khi có một cá nhân gặp tranh chấp về thừa kế đất đai. Ngoài ra tranh chấp di sản thừa kế là đất đai luôn là những tranh chấp khó và có thời gian xử lý rất lâu. Do đó trong bài viết dưới đây, Chuyên Tư Vấn Luật sẽ giúp Quý khách hàng hiểu rõ hơn về tranh chấp khởi kiện đòi lại đất thừa kế theo đúng pháp luật.

Dịch vụ luật sư khởi kiện đòi lại đất thừa kế

Dịch vụ luật sư khởi kiện đòi lại đất thừa kế

Quyền hưởng thừa kế đất đai

Cá nhân sử dụng đất có quyền để lại thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật. Luật Đất đai năm 2013 quy định một trong những quyền của người sử dụng đất là được quyền thừa kế, cho phép người để lại di sản và người nhận thừa kế QSDĐ khi đáp ứng các điều kiện:

  • Đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất
  • Đất không có tranh chấp
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án
  • Trong thời hạn sử dụng đất.

CSPL: điểm đ khoản 1 Điều 179, Điều 188 Luật Đất đai 2013.

Trình tự, thủ tục khởi kiện đòi lại đất thừa kế

Thẩm quyền giải quyết

Tranh chấp thừa kế thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Theo đó Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết, cụ thể Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự thuộc điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 trừ khoản 7 điều này.

Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài, bao gồm: đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản tranh chấp ở nước ngoài.

Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau: Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

Như vậy đối với các tranh chấp thừa kế là bất động sản (như nhà ở, quyền sử dụng đất) thì tòa án có thẩm quyền giải quyết là nơi có bất động sản.

Cơ sở pháp lý: Điều 26, Điều 35, Điều 37, Điều 39, Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

Thời hiệu khởi kiện

  • Thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế đối với bất động sản là 30 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế (Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015).

Thủ tục khởi kiện đòi lại đất thừa kế

Yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

  • Theo quy định tại (Khoản 1 Điều 34 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015) khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết.
  • Theo đó khi giải quyết vụ án dân sự đòi phân chia di sản thừa kế là đất đai mà giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trái pháp luật thì Tòa án giải quyết vụ việc dân sự xem xét hủy giấy chứng nhận đó theo quy định tại Điều 34 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
  • Tại giải đáp số 02/2016/GĐ-TANDTC ngày 19/09/2016 quy định Tòa án phải đưa cơ quan đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Yêu cầu đòi phân chia di sản thừa kế

Yêu cầu đòi phân chia di sản thừa kế

Tranh chấp đất đai thừa kế không có di chúc hoặc di chúc vô hiệu, không có hiệu lực thì đất đai sẽ được chia theo pháp luật cho các đồng thừa kế.

Theo quy định tại (Điều 651 BLDS 2015), thì những người thừa kế theo pháp luật được quy định như sau:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; cháu ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Hồ sơ khởi kiện được hướng dẫn theo khoản  4 và khoản 5, Điều 189, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 bao gồm Đơn khởi kiện theo mẫu số 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ – HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành ngày 13/01/2017, kèm theo đơn khởi kiện cần có các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn.

Trình tự, thủ tục khởi kiện đòi lại đất thừa kế

Trình tự, thủ tục khởi kiện đòi lại đất thừa kế

Các công việc của luật sư trong vụ kiện đòi lại đất thừa kế

  • Tư vấn, soạn thảo di chúc, khai nhận di sản thừa kế.
  • Hỗ trợ giải quyết tranh chấp thừa kế.
  • Hướng dẫn khai nhận di sản theo di chúc.
  • Trao đổi, hướng dẫn cho thân chủ thực hiện các quyền trong các giai đoạn tiến hành tố tụng;
  • Thực hiện các quyền khiếu nại, kiến nghị để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ trong các giai đoạn tiến hành tố tụng;
  • Nghiên cứu hồ sơ, xem xét và đánh giá chứng cứ, yêu cầu cơ quan điều tra thu thập chứng cứ hoặc tự mình thu thập chứng cứ để đảm bảo quyền lợi cho thân chủ;

Trên đây là một số quy định của pháp luật về khởi kiện đòi lại đất thừa kế để Quý khách hàng có thể tham khảo để  bảo vệ bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân một cách tốt nhất. Nếu có thắc mắc hoặc muốn tìm hiểu thêm về những vấn đề liên quan, Quý khách vui lòng liên hệ với luật sư chuyên tư vấn luật thừa kế qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ.

4.5 (11 bình chọn)

Bài viết được thực hiện bởi huynhnhi

Chức vụ:

Lĩnh vực tư vấn:

Trình độ đào tạo:

Số năm kinh nghiệm thực tế:

Tổng số bài viết: 2 bài viết

error: Content is protected !!