Luật Doanh Nghiệp

Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp

Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp hiện nay đang rất được các doanh nghiệp quan tâm. Mỗi doanh nghiệp cần có đội ngũ tư vấn pháp lý chuyên nghiệp để kịp thời xử lý các vấn đề xảy ra. Thông qua bài viết dưới đây, Chuyên tư vấn luật sẽ hướng dẫn Quý khách hàng cách giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp hiệu quả nhất.

Dịch vụ luật sư giải quyết hợp đồng tranh chấp nội bộ doanh nghiệpDịch vụ luật sư giải quyết hợp đồng tranh chấp nội bộ doanh nghiệp

Tranh chấp nội bộ doanh nghiệp là gì?

Căn cứ theo khoản 4, Điều 30 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì có thể hiểu tranh chấp nội bộ trong doanh nghiệp là:

  • Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty;
  • Tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

Các tranh chấp nội bộ doanh nghiệp thường gặp.

  • Tranh chấp giữa công ty với các thành viên công ty: Tranh chấp này xảy ra chủ yếu liên quan đến tranh chấp giữa thành viên/cổ đông không góp đủ vốn theo cam kết góp/đăng ký trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; tranh chấp định giá tài sản khi góp vốn, không chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn; tranh chấp về quyền và lợi ích, phân chia lợi nhuận.
  • Tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty TNHH hoặc thành viên HĐQT, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần: Là tranh chấp phát sinh từ quyết định của ĐHĐCĐ như không chấp nhận quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên vì cho rằng những quyết định này không công bằng, không hợp pháp gây ảnh hưởng tới quyền lợi của các cổ đông. Các tranh chấp này thường xảy ra khá gay gắt. Khi tranh chấp xảy ra, các bên lại không biết nên xử lý ra sao khiến cho tranh chấp ngày càng gay gắt, phức tạp hơn.
  • Tranh chấp giữa các thành viên trong công ty với nhau: Thông thường tranh chấp các vấn đề về chọn người đại diện theo pháp luật, các tranh chấp gắn liền với quyền và nghĩa vụ của thành viên, cổ đông trong công ty.

Cơ sở pháp lý: khoản 4 Điều 30 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Các tranh chấp nội bộ doanh nghiệp thường gặpCác tranh chấp nội bộ doanh nghiệp thường gặp

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp

Thẩm quyền giải quyết

Thương lượng, hòa giải

Đối với những tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp, pháp luật vẫn ưu tiên khuyến khích các bên tự thương lượng, hòa giải với nhau. Các phương thức này không chịu sự điều chỉnh của pháp luật nên các bên không bị ràng buộc bởi các quy định về thủ tục, phương thức tiến hành, thời gian,…Đồng thời tự thương lượng, thỏa thuận với nhau giúp cho tranh chấp không bị phát triển mạnh thêm, không làm ảnh hưởng đến uy tín của các bên.

Trọng tài

Khi hòa giải, thương lượng không thành thì các bên thường chọn Trọng tài để giải quyết các tranh chấp nội bộ doanh nghiệp. Phán quyết của trọng tài có tính chung thẩm, bắt buộc thi hành với các bên nên nếu đã hết thời hạn thì hành mà có một trong các bên không thực hiện thì bên còn lại có quyền nộp đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành phán quyết của trọng tài.

Tòa án

Đối với việc khởi kiện ra Tòa án là lựa chọn cuối cùng khi tất cả các phương án trên điều không hiệu quả. Khi chọn giải quyết tranh chấp tại Tòa án, các bên phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về hình thức, về thẩm quyền của Tòa án, thủ tục, các nguyên tắc giải quyết tranh chấp được quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự  (BLTTDS) 2015. Tuy nhiên, Tòa án xét xử công khai, trừ những trường hợp khác theo quy định của pháp luật nên đây là một điểm khá bất lợi cho các bên tranh chấp khi những bí mật kinh doanh có khả năng bị tiết lộ, uy tín bị giảm sút.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 37 BLTTDS 2015, những tranh chấp nội bộ doanh nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Nhân dân cấp Tỉnh. Vì vậy, khi xảy ra tranh chấp, bên có quyền lợi bị ảnh hưởng có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp Tỉnh nơi bị đơn cư trú nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở nếu bị đơn là pháp nhân.

Trình tự giải quyết tranh chấp

Hồ sơ khởi kiện

Hồ sơ khởi kiện bao gồm:

  • Đơn khởi kiện (Mẫu số 23- DS, ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ – HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành ngày 13/01/2017)
  • Theo khoản 5, Điều 189, BLTTDS 2015 thì Kèm theo đơn khởi kiện phải có các tài liệu, chứng cứ đính kèm theo đơn. Ví dụ: Bản sao y các loại giấy tờ chứng minh nhân thân và các tài liệu, giấy tờ chứng minh yêu cầu khởi kiện

Cơ sở pháp lý: khoản 4 và khoản 5, Điều 189, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Phương thức nộp

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án
  • Gửi qua đường bưu điện
  • Gửi trực tuyến thông qua Cổng Dịch vụ Công Quốc gia (nếu có)

Cơ sở pháp lý: Điều 190, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Thủ tục nhận đơn và xử lý đơn

Tòa án qua bộ phận tiếp nhận đơn phải nhận đơn khởi kiện do người khởi kiện nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn; trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn.

Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện. Đối với trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện. Trường hợp nhận đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
  • Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này;
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Kết quả xử lý đơn của Thẩm phán quy định tại khoản 3 Điều này phải được ghi chú vào sổ nhận đơn và thông báo cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Cơ sở pháp lý: Điều 191, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp nội bộ công tyHướng dẫn giải quyết tranh chấp nội bộ công ty

Luật sư giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp

  • Tiếp nhận và xử lý hồ sơ, thông tin về vụ việc, tra cứu văn bản pháp luật, văn bản nội bộ công ty để đưa ra phương án giải quyết tranh chấp;
  • Trao đổi với Quý Khách hàng về phương án giải quyết tranh chấp và lên kế hoạch phối hợp thực hiện;
  • Soạn thảo các giấy tờ văn bản liên quan để giải quyết tranh chấp nội bộ trong doanh nghiệp
  • Đại diện cho doanh nghiệp để đàm phán với các bên liên quan để đàm phán nhằm đưa ra phương án giải quyết các tranh chấp nội bộ bằng con đường thương lượng;
  • Tư vấn, đại diện Quý Khách hàng tham dự các cuộc họp để giải quyết tranh chấp.
  • Đại diện Quý Khách hàng khởi kiện, tham gia tố tụng tại Tòa án hoặc Trọng tài;

Trên đây là bài viết tư vấn về dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp. Nếu quý khách hàng còn có những thắc mắc, những câu hỏi xin liên hệ luật sư của chuyên tư vấn luật qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn chuyên sâu.

5 (12 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 713 bài viết