Luật Đất Đai

Tranh chấp đất đai phần di sản thừa kế với hàng xóm

Tranh chấp đất đai phần di sản thừa kế với hàng xóm thường xảy ra khi có sự mâu thuẫn hoặc tranh chấp về ranh giới, quyền sử dụng hoặc sở hữu đất đai giữa các bên liên quan. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân như sự hiểu lầm, thiếu thông tin hoặc tài liệu chứng minh quyền sở hữu, hoặc do sự thay đổi trong quy hoạch đất đai của địa phương. Để giải quyết vấn đề này, các bên cần phải tìm kiếm sự hỗ trợ của các chuyên gia pháp lý có kinh nghiệm và am hiểu về lĩnh vực đất đai.

Tranh chấp đất đai phần di sản thừa kế với hàng xóm

Tranh chấp đất đai phần di sản thừa kế với hàng xóm

Những trường hợp tranh chấp đất đai phần di sản thừa kế với hàng xóm

Một số trường hợp tranh chấp đất đai là phần di sản thừa kế phổ biến hiện nay:

  1. Một trong các bên lấn chiếm sang phần đất là di sản thừa kế của hộ gia đình còn lại khiến ranh giới thực tế của đất bị thay đổi và xảy ra tranh chấp;
  2. Tranh chấp giữa các hộ gia đình đối với một thửa đất liền kề;
  3. Tranh chấp đất đai về lối đi chung là phần di sản thừa kế;
  4. Tranh chấp đất đai với hàng xóm khi một bên hộ gia đình tiến hành xây nhà trên đất.

>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp đất đai với hộ liền kề

Nguyên tắc xác định ranh giới giữa các thửa đất

  1. Ranh giới giữa các thửa đất liền kề được xác định theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  2. Ngoài ra, ranh giới giữa các thửa đất cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không xảy ra tranh chấp;
  3. Các bên không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung;
  4. Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.

Cơ sở pháp lý: Điều 175 Bộ luật Dân sự 2015.

 Nguyên tắc xác định ranh giới các thửa đất

 Nguyên tắc xác định ranh giới các thửa đất

Phương án giải quyết tranh chấp đất đai với hàng xóm

  1. Các bên tự hòa giải với nhau hoặc gửi đơn nhờ ủy ban nhân dân xã, phường hòa giải.
  2. Trường hợp hòa giải không thành thì tranh chấp có thể được giải quyết bởi Tòa án nhân dân hoặc đương sự có thể nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền (trường hợp này phụ thuộc vào việc đương sự có hoặc không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ liên quan khác theo quy định của pháp luật).

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 202, khoản 1, khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013.

Phương án giải quyết tranh chấp đất đai phần di sản thừa kế với hàng xóm

Phương án giải quyết tranh chấp đất đai phần di sản thừa kế với hàng xóm

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai phần di sản thừa kế với hàng xóm

  1. Các bên tự hòa giải với nhau khi xảy ra tranh chấp đất đai là phần di sản thừa kế của cha mẹ để lại với hàng xóm;
  2. Ủy ban Nhân dân cấp xã có thẩm quyền hòa giải giữa các bên trong tranh chấp
  3. Tòa án nhân dân có thẩm quyền sẽ giải quyết tranh chấp đất đai trong cả hai trường hợp đương sự có hoặc không có Giấy chứng nhận hoặc một trong các loại giấy tờ liên quan theo quy định của pháp luật;
  4. Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền sẽ tiến hành giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ liên quan theo quy định của pháp luật.

Cơ sở pháp lý: khoản 1, khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013.

>>> Xem thêm: Tranh chấp đất đai giải quyết ở đâu

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai với hàng xóm

  • Tư vấn cho khách hàng những quy định có liên quan của pháp luật về đất đai;
  • Luật sư tư vấn những giải pháp pháp lý phù hợp nhất cho khách hàng khi xảy ra tranh chấp đất đai với hàng xóm;
  • Tư vấn cho khách hàng trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai;
  • Đại diện ủy quyền làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Đại diện khách hàng tham tranh tụng trong phiên tòa giải quyết tranh chấp đất đai với hàng xóm;
  • Tư vấn, hỗ trợ pháp lý với đội ngũ các luật sư, chuyên gia pháp lý giàu kinh nghiệm, giải đáp mọi vướng mắc, đáp ứng được những mong muốn mà khách hàng yêu cầu theo quy định của pháp luật.

>>> Xem thêm: 

Tranh chấp đất đai phần di sản thừa kế với phần đất giáp ranh đòi hỏi một quá trình giải quyết công bằng, minh bạch và tuân thủ đúng quy định pháp luật. Các bên liên quan cần phải cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu liên quan đến quyền sở hữu, sử dụng đất đai và lịch sử sử dụng đất. Ngoài ra, việc tham khảo ý kiến của chuyên gia pháp lý, tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan và thương lượng một cách hòa hiệp cũng là những bước quan trọng trong quá trình giải quyết tranh chấp. Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline1900.63.63.87 để được tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai tốt nhất.

Bài viết liên quan có thể bạn quan:

4.9 (18 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 955 bài viết