Luật Đất Đai

Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai

Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai là dịch vụ tư vấn tại CHUYÊN TƯ VẤN LUẬT chuyên giải quyết các vấn đề về tranh chấp đất đai tại TÒA ÁN như khởi kiện, thu hồi, thủ tục tố tụng, tranh tụng, hòa giải. Giải quyết tại UBND cấp xã, huyện, tỉnh về tranh chấp đất đai. Luật sư là người am hiểu pháp luật đất đai sẽ trực tiếp tham vấn và hướng dẫn giải quyết các trường hợp của khách hàng một cách nhanh chóng, kịp thời và chuyên nghiệp nhất nhằm đảm bảo tối đa quyền và lợi ích cho khách hàng.

Luật sư tư vấn tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai

hotline tư vấn luật 1900636387

Tranh chấp đất đai là gì?

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai, khái niệm trên được quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai..

Những trường hợp tranh chấp đất đai cần được hòa giải

  • Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
  • Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

(Điều 202 Luật Đất đai 2013)

Tuy nhiên không phải mọi tranh chấp đều cần hòa giải cơ sở, theo tinh thần nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP tại khoản 2 Điều 3 được quy định như sau:

  • Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
  • Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất, … thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.

Lệ phí khởi kiện tranh chấp đất đai

Quy định pháp luật về thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai

>> Xem thêm: Hướng dẫn giải quyết tranh chấp giao dịch đổi đất

Thủ tục hòa giải về tranh chấp đất đai

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
  • Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
  • Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
  • Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

(Điều 202 Luật Đất đai 2013)

Thủ tục đề nghị UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết

Các trường hợp đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai bởi UBND cấp huyện, cấp tỉnh

Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

  • Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền;
  • Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

  • Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
  • Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

CSPL: Điều 203 Luật Đất đai 2013

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp huyện

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ

Người đề nghị nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ

Địa điểm tiếp nhận: Tại Trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Bước 3. Xử lý hồ sơ

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết.
  • Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết) và hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Bước 4. Trả kết quả

Địa điểm trả kết quả: Tại Trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện.

 

Gia thuê luật sư giải quyết tranh chấp đất đai

>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ

Thủ tục khởi kiện ra tòa án

Người khởi kiện nộp đơn yêu cầu giải quyết tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu qua thủ tục hòa giải mà một trong các bên không đồng ý với nội dung hòa giải thì có quyền nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hoặc nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp mà không thông qua trình tự thủ tục hòa giải.

  • Sau khi nhận đơn khởi kiện hợp lệ, tài liệu chứng cứ kèm theo mà vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án thì Tòa án thông báo cho người khởi kiện để nộp tạm ứng án phí (nếu không thuộc trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tạm ứng án phí).
  • Sau khi nhận được biên lai nộp tạm ứng án phí thì Tòa án tiến hành thụ lý vụ án và giải quyết.
  • Thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật thì thời hạn tối đa là 8 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.

Trên đây là các thông tin liên quan đến vấn đề tranh chấp đất đai, căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai, thủ tục hòa giải cơ sở và các trường hợp yêu cầu hòa giải cơ sơ, thủ tục khởi kiện ra Tòa án. Mong rằng qua bài viết sẽ giúp ích được cho các bạn đọc trong vấn đề giải quyết tranh chấp. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc có bất kỳ khó khăn, vướng mắc hay các vấn đề khác cần giải quyết thì hãy gọi ngay vào HOTLINE 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI nhanh chóng và kịp thời. Xin cảm ơn!

4.5 (12 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết