Giải quyết tranh chấp đất khai hoang được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bởi vậy muốn giải quyết được ổn thỏa, công bằng thì mọi việc đều được thực hiện có trình tự, thủ tục. Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai có thể được giải quyết theo phương thức khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền hoặc khiếu nại lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Giải quyết tranh chấp đất khai hoang
Mục Lục
Thế nào gọi là đất khai hoang?
Hiện nay chưa có văn bản định nghĩa đất khai hoang là gì. Tại khoản 2 Điều 9 Luật Đất đai 2013 quy định Nhà nước khuyến khích người dân đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn và áp dụng các thành tựu khoa học – kỹ thuật vào việc khai hoang, phục hóa, lấn biển, đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước hoang hóa vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Theo đó, đất có nguồn gốc khai hoang được hiểu là đất chưa bao giờ được dùng vào sản xuất.
Có bắt buộc phải hòa giải khi giải quyết tranh chấp đất đai khai hoang?
Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 thì Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc hòa giải cơ sở. Khi các bên không tự hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân cấp xã nơi có tranh chấp để hòa giải.
Theo đó, tranh chấp đất khai hoang bắt buộc phải thực hiện thủ tục hòa giải tại ủy ban nhân dân cấp xã trước khi tiến hành khởi kiện hoặc khiếu nại lên cấp trên trong trường hợp hòa giải không thành.
Thủ tục giải quyết tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp
ỦY ban nhân dân là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất khai hoang trong trường hợp đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013.
Đối với tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau:
- Giải quyết lần đầu: tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất khai hoang tranh chấp
- Giải quyết lần hai: Khi không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện thì có thể khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết hoặc khởi kiện ra tòa án nhân dân cấp huyện.
Đối với tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:
- Giải quyết lần đầu: tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất khai hoang tranh chấp
- Giải quyết lần hai: Khi không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì có thể khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường giải quyết hoặc khởi kiện ra tòa án nhân dân cấp huyện.
Thủ tục giải quyết
Chủ thể yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân các cấp huyện, tỉnh thì việc giải quyết được thực hiện theo thủ tục:
Bước 1: Gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lên Ủy ban nhân dân cấp cso thẩm quyền để yêu cầu giải quyết tranh chấp
Bước 2: Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thẩm quyền giao trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết
Bước 3: Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết).
Bước 4: Cơ quan tham mưu hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.
Hồ sơ giải quyết tranh chấp bao gồm:
- Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;
- Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan;
- Biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp;
- Biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành;
- Biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp.
- Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;
- Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.
Bước 5: Chủ tịch Ủy ban nhân dân ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành.
Bước 6: Gửi kết quả giải quyết tranh chấp cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.
Giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân
Thủ tục giải quyết tranh chấp đất khai hoang tại Tòa án
Thẩm quyền giải quyết
Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định các tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân là các tranh chấp đất đai mà đương sự có giấy tờ về đất khai hoang hoặc không có giấy tờ về đất khai hoang nhưng lựa chọn giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân.
Căn cứ khoản 9 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì Tòa án cấp huyện nơi có đất tranh chấp sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất khai hoang. Trừ trường hợp tranh chấp có yếu tố nước ngoài thì thuộc thẩm quyền Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có đất giải quyết.
Giải quyết tranh chấp đất khai hoang bằng Tòa án
Hồ sơ chuẩn bị
Hồ sơ khởi kiện tại tòa án:
- Đơn khởi kiện theo mẫu số 23-DS tại Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13/01/2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành biểu mẫu trong tố tụng dân sự.
- Các tài liệu, chứng cứ chứng minh kèm theo đơn khởi kiện (khoản 5 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015).
- Giấy tờ pháp lý của người khởi kiện
Trong đó, các giấy tờ minh chứng đi kèm có thể kể đến:
- Giấy tờ của người khởi kiện, giấy tờ của bên bị kiện.
- Giấy tờ chứng minh tranh chấp: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013.
- Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất (nếu có);
- Biên bản hòa giải tại Ủy ban Nhân dân cấp xã nơi có đất;
- Các giấy tờ pháp lý liên quan khác (nếu có).
Thủ tục giải quyết
Thủ tục giải quyết tranh chấp đất khai hoang tại Tòa được thực hiện như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu chứng cứ để khởi kiện tranh chấp đất khai hoang.
- Bước 2: Người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền, thực hiện việc tạm ứng án phí và hoàn chỉnh hồ sơ, đơn khởi kiện theo yêu cầu của Tòa án.
- Bước 3: Thông báo và nộp tạm ứng án phí
- Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án khi nhận biên lai tạm ứng án phí
- Bước 5: Mở phiên Tòa xét xử vụ án tranh chấp đất khai hoang
- Bước 6: Tòa án ra bản án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp đất khai hoang
Cơ sở pháp lý: Phần thứ hai Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp đất khai hoang
Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai tại Chuyên tư vấn luật sẽ hỗ trợ khách hàng:
- Tư vấn xác định dạng tranh chấp đất đai;
- Tư vấn quy định pháp luật về tranh chấp đất khai hoang chưa có hoặc đã có sổ đỏ;
- Nghiên cứu, đánh giá hồ sơ, chứng cứ cần thiết cho quá trình giải quyết, đưa ra phương án giải quyết tranh chấp đất khai hoang;
- Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ khởi kiện và các văn kiện pháp lý khác về tranh chấp đất khai hoang đã được cấp sổ đỏ;
- Hỗ trợ khách hàng trình tự thủ tục khởi kiện, thời hiệu khởi kiện, điều kiện khởi kiện giải quyết tranh chấp;
- Thay mặt, đại diện khách hàng làm việc với cơ quan có thẩm quyền trong quá trình giải quyết tranh chấp đất khai hoang.
Tranh chấp đất khai hoang được giải quyết như tranh chấp đất đai thông thường. Thẩm quyền giải quyết có thể là Ủy ban nhân dân, Tòa án. Điều kiện tiên quyết trước khi yêu cầu giải quyết hoặc khởi kiện thì phải thực hiện hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Hãy liên hệ hotline 1900.63.63.87 gặp luật sư đất đai để được tư vấn tốt nhất.
Bài viết về đất khai hoang có thể bạn quan tâm
Chào anh Thăng ạ, gia đình mình hiện đang sống tại Quảng Ngãi, mình lên trang chuyên tư vấn luật thấy anh Thăng có đăng nội dung ai có nhu cầu cần tư vấn về việc tranh chấp đất đai thì liên hệ, nên mình xin được anh Thăng tư vấn được không ạ, vụ việc như sau:
Vào khoảng năm 1995 nhà mình có khai hoang đất rừng khoảng gần 2ha và có trồng được 2 mùa, rồi có nhà ông Bác qua nhà mình hỏi nếu gia đình không làm thì ông Bác xin làm, ông làm một thời gian trồng cây quế, rồi chuyển sang trồng mía, khi bố mẹ mình qua hỏi xin lại đất làm thì ông bác lúc đầu bảo đang lở dỡ mùa nên chưa trải lại, đến năm 2018 bố mẹ tiếp tục qua nói sẽ lấy lại đất, ông bác nói đất đó đã là của nhà ông rồi, vì ông đã cho họ đo làm sổ đỏ và nhường lại quyền sử dụng cho con của ông.
Mình xin hỏi luật sư:
Thứ nhất, đất này do gia đình mình khai hoang, còn ông bác làm sổ đỏ không báo cho gia đình mình biết, thậm chí cán bộ thôn cũng không ai biết, ông làm sổ đỏ như thế có đúng quy trình không?
Thứ 2, giờ gia đình mình muốn lấy lại mảnh đất đó có được không?
Khi tổ chức giải quyết ở thôn, ông khẳng định là đất nhà ổng, vì ông đang có sổ đỏ, và ông khẳng định thêm một câu là sao từ trước giờ không hỏi, giờ ông làm sổ đỏ xong rồi hỏi, ông vẫn biết đất đó là đất nhà mình những ông vẫn nhất quyết không trả lại đất.
Xin được luật sư tư vấn ạ, xin chân thành cảm ơn!