Luật Dân sự

Trường hợp nào thỏa thuận tài sản chung của vợ chồng vô hiệu

Trường hợp nào thỏa thuận tài sản chung của vợ chồng vô hiệu là câu hỏi được đặt ra khi trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung. Nhưng có rất nhiều trường hợp thỏa thuận tài sản chung của vợ chồng vô hiệu. Vì không phải trong trường hợp nào thì thỏa thuận tài sản trên cũng có hiệu lực. Khi có tranh chấp xảy ra, thỏa thuận tài sản chung của vợ chồng có thể bị vô hiệu do vi phạm pháp luật

Thỏa thuận tài sản chung của vợ chồng

Thỏa thuận tài sản chung của vợ chồng

Tài sản chung của vợ chồng bao gồm:

  • Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân (trừ trường hợp phân chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng).
  • Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
  • Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn (trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.)

CSPL: Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.

Thỏa thuận tài sản chung trước hôn nhân

Trong trường hợp vợ chồng không lựa chọn chế độ tài sản chung hợp nhất mà thỏa thuận lựa chọn chế độ tài sản riêng thì thời điểm lập thỏa thuận này là trước khi đăng ký kết hôn. Pháp luật cũng có quy định về hình thức của thỏa thuận này phải được lập bằng văn bản và phải thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực.

CSPL: Điều 47 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.

Thỏa thuận tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Sau khi các bên tiến hành lập thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng và tiến hành thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn thì chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận chính thức được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.

CSPL: Điều 47 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.

Nội dung của thỏa thuận tài sản chung

Thỏa thuận tài sản chung của vợ chồng phải bao gồm các nội dung cơ bản sau:

  • Tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng;
  • Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình;
  • Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản;
  • Nội dung khác có liên quan.

CSPL: Khoản 1 Điều 48 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.

Hỗ trợ khi bị thu hồi đất trái pháp luật

 Thỏa thuận chung về tài sản

Điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận tài sản chung

Tùy vào những tình huống cụ thể mà thời điểm có hiệu lực của thỏa thuận về tài sản chung của vợ chồng cũng có sự khác nhau, điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận tài sản chung của vợ chồng được quy định chi tiết tại Điều 39 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, theo đó:

  • Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.
  • Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.
  • Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
  • Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Các trường hợp vô hiệu

Mặc dù vợ chồng đã có thương lượng về việc lập thỏa thuận tài sản chung nhưng thỏa thuận này hoàn toàn có thể bị vô hiệu nếu vi phạm các trường hợp vô hiệu do pháp luật quy định, cụ thể các trường hợp vô hiệu được ghi nhận tại điểm a khoản 1 điều 50 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014:

Trường hợp vi phạm điều kiện có hiệu lực

Theo Điểm a Khoản 1 Điều 50 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu khi không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

Nếu thỏa thuận tài sản chung của vợ chồng vi phạm các điều kiện có hiệu lực chung của giao dịch dân sự tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 thì vô hiệu, bao gồm:

Về chủ thể xác lập thỏa thuận: chủ thể phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

Điều kiện về sự tự nguyện: Chủ thể tham gia xác lập thỏa thuận tài sản chung phải hoàn toàn tự nguyện;

Về mục đích và nội dung:  Thỏa thuận tài sản chung không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Về hình thức: phải đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật, ở đây thỏa thuận tài sản chung của vợ chồng phải được lập thành văn bản và phải được công chứng, chứng thực.

Tư vấn thủ tục tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể

Thỏa thuận tài sản chung vô hiệu vì vi phạm hiệu lực

Vi phạm theo Luật Hôn nhân và gia đình

Bên canh việc đảm bảo phù hợp với các điều kiện chung của giao dịch dân sự thông thường, điểm b khoản 1 điều 50 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 còn quy định thỏa thuận tài sản chung của vợ chồng còn phải đáp ứng điều kiện không vi phạm một trong các quy định tại các Điều 29, 30, 31 và 32 của Luật Hôn nhân Gia đình 2014, bao gồm:

  • Nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng;
  • Quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
  • Giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng;
  • Giao dịch với người thứ ba ngay tình liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán và động sản khác mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng.

Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu do vi phạm quyền được bảo đảm chỗ ở của vợ, chồng quy định tại Điều 31 và điểm b khoản 1 Điều 50 của Luật hôn nhân và gia đình là trường hợp thỏa thuận đó cho phép một bên được quyền định đoạt nhà ở là nơi ở duy nhất của vợ chồng dẫn đến vợ, chồng không có chỗ ở hoặc không bảo đảm chỗ ở tối thiểu về diện tích, điều kiện sinh hoạt, an toàn, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật về nhà ở (Điểm a Khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP được ban hành ngày 06 tháng 01 năm 2016).

Nội dung vi phạm nghiêm trọng các quyền liên quan khác

Ngoài ra, Điểm c Khoản 1 Điều 50 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 còn quy định để đảm bảo thỏa thuận tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nội dung của thỏa thuận này cũng không được vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác của gia đình, theo đó:

  • Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác của gia đình
  • Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, la thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu do vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và các ợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác của gia đình.

Nội dung về thành viên khác của gia đình quy định tại điểm c khoản 1 Điều 50 của Luật hôn nhân và gia đình là trường hợp thỏa thuận đó nhằm trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng quy định từ Điều 110 đến Điều 115 của Luật hôn nhân và gia đình hoặc để tước bỏ quyền thừa kế của những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự hoặc vi phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của cha, mẹ, con và các thành viên khác của gia đình đã được Luật hôn nhân và gia đình và pháp luật khác có liên quan quy định (Điểm b Khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP được ban hành ngày 06 tháng 01 năm 2016).

Như vậy, để đảm bảo thỏa thuận tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực khi xảy ra tranh chấp, các bên cần lưu ý các điều kiện trên để tránh trường hợp thỏa thuận bị vô hiệu.

>>>>>> Xem thêm: Thủ tục thỏa thuận tài sản chung của vợ chồng sau khi kết hôn

Luật sư tư vấn tranh chấp tài sản chung của vợ chồng

  • Tư vấn, hướng dẫn cho khách hàng hướng giải quyết có lợi nhất, tối ưu nhất theo quy định của pháp luật về thỏa thuận tài sản chung của vợ chồng.
  • Thực hiện các trình tự tố tụng dân sự về thỏa thuận tài sản chung của vợ chồng.
  • Soạn thảo đơn kiện và các giấy tờ có liên quan đến thỏa thuận tài sản chung.
  • Đại diện cho khách hàng nộp đơn khởi kiện ra Tòa án và các cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

Trên đây là những hướng dẫn của Luật sư về vấn đề thỏa thuận tài sản chung của vợ chồng, nội dung của thỏa thuận tài sản chung, điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận tài sản chung và các trường hợp vô hiệu của thỏa thuận tài sản chung của vợ chồng. Nếu còn những thắc mắc về những thông tin khác cũng như những câu hỏi liên quan quý khách hàng có thể liên hệ Luật Sư Dân Sự của Chuyên Tư Vấn Luật qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn cụ thể.

4.6 (10 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 823 bài viết