Luật Dân sự

Thủ tục giải quyết tranh chấp tài sản chung của dòng họ

Thủ tục giải quyết tranh chấp tài sản chung của dòng họ là vấn đề được độc giả quan tâm khi xảy ra tranh chấp đối với tài sản chung của dòng họ. Để việc khởi kiện giải quyết tranh chấp trên tại tòa án trở nên dễ dàng hơn, Luật sư của Chuyên Tư Vấn Luật xin gửi đến bài viết về xác định tài sản chung của dòng họ, quyền khởi kiện, thủ tục giải quyết tranh chấp tài sản chung của dòng họ và các quy định pháp luật liên quan.

 

Thủ tục giải quyết tranh chấp tài sản chung của dòng họ

Thủ tục giải quyết tranh chấp tài sản chung của dòng họ

Tài sản chung của dòng họ là gì ?                       

Theo quy định của pháp luật dân sự, tài sản sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản.

Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên của dòng họ cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thỏa mãn lợi ích chung hợp pháp của cộng dòng họ.

Các thành viên của dòng họ cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thỏa thuận hoặc theo tập quán vì lợi ích chung của dòng họ nhưng không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Tài sản chung của dòng họ là tài sản chung hợp nhất không phân chia.

Cơ sở pháp lý: Điều 211 Bộ luật Dân sự 2015.

Quyền khởi kiện tranh chấp về tài sản chung của dòng họ

Khi có tranh chấp về tài sản chung của dòng họ, thành viên dòng họ có quyền khởi kiện vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của dòng họ theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 01/2020/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành ngày 05 tháng 3 năm 2020.

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp tài sản chung của dòng họ

Thẩm quyền giải quyết

Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, tranh chấp tài sản chung của dòng họ được xác định là tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản. Căn cứ vào Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, thẩm quyền giải quyết đối với tranh chấp trên thuộc về tòa án.

Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, tranh chấp trên là tranh chấp về dân sự quy định tại Điều 26 nên thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án Nhân dân cấp huyện. Tuy nhiên, theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 37 và khoản 3, Điều 35, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì  thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Bên cạnh đó, Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau: Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc; Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn; Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

Từ những căn cứ trên, thẩm quyền giải quyết tranh chấp tài sản chung của của dòng họ có thể là  Tòa án Nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú trừ trường hợp hai vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc Tòa án Nhân dân cấp tỉnh.

Cơ sở pháp lý: Điều 26, 35, 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Hồ sơ khởi kiện

Hồ sơ khởi kiện

Hồ sơ khởi kiện

Để giải quyết tranh chấp tài sản chung của dòng họ, Quý bạn đọc gửi hồ sơ khởi kiện đến Tòa án. Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn khởi kiện: Nội dung của đơn khởi kiện phải được đảm bảo nội dung theo khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Mẫu đơn khởi kiện theo mẫu số 23 – DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ – HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành ngày 13/01/2017.

>>>Xem thêm: Mẫu đơn khởi kiện chia tài sản sau ly hôn

  • Tài liệu, chứng cứ: hồ sơ khởi kiện tranh chấp tài sản chung của dòng họ phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.

Cơ sở pháp lý: khoản 4, 5 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Trình tự, thủ tục

Trình tự, thủ tục giải quyết

Trình tự, thủ tục giải quyết

  1. Bước 1: Người khởi kiện chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, nộp hồ sơ đến Tòa án Nhân dân cấp huyện/cấp tỉnh để yêu cầu giải quyết tranh chấp tài sản chung của dòng họ.
  2. Bước 2: Người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định.
  3. Bước 3: người khởi kiện nộp biên lai tiền tạm ứng án phí, từ đó Tòa án ra thông báo thụ lý và tiến hành thủ tục giải quyết theo yêu cầu khởi kiện.

Cơ sở pháp lý: Điều 146, 191, 195 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Luật sư tư vấn tranh chấp tài sản chung của dòng họ

  • Luật sư tư vấn quy định pháp luật về tài sản, tài sản chung của dòng họ.
  • Tư thủ tục giải quyết tranh chấp chia tài sản theo quy định pháp luật.
  • Tư vấn soạn thảo, viết đơn khởi kiện tranh chấp tài sản chung của dòng họ.
  • Thay mặt khách hàng nộp đơn khởi kiện, cũng như tham gia các giai đoạn tố tụng.

Để giải quyết được tranh chấp tài sản chung của dòng họ, ta cần hiểu được các quy định của pháp luật về vấn đề trên. Từ đó, Quý bạn đọc dùng quyền khởi kiện của mình và lựa chọn đúng tòa án có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp. Bên cạnh đó, hồ sơ thủ tục giải quyết tranh chấp tài sản chung của dòng họ cũng đã được đề cập trong bài viết trên. Nếu quý bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến giải quyết tranh chấp tài sản chung của dòng họ hoặc cần tư vấn thêm về pháp luật dân sự xin vui lòng liên hệ tổng đài 1900.63.63.87 để được Luật sư dân sự tư vấn. Xin cảm ơn.

4.8 (19 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 834 bài viết