Luật Dân sự

Nhà đang thế chấp tại ngân hàng ly hôn giải quyết như thế nào?

Tranh chấp nhà đang thế chấp tại ngân hàng khi ly hôn là tranh chấp giữa vợ, chồng và ngân hàng (bên nhận thế chấp có quyền, nghĩa vụ liên quan) về việc chia tài sản là căn nhà trong quá trình giải quyết yêu cầu ly hôn tại Tòa án. Thông qua đó, chúng tôi sẽ làm rõ hơn về tranh chấp căn nhà đang thế chấp khi ly hôn và quy trình giải quyết như thế nào.

Giải quyết nhà đang thế chấp tại ngân hàng khi ly hônGiải quyết nhà đang thế chấp tại ngân hàng khi ly hôn

Phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn

Theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Khi ly hôn, vợ chồng có quyền tự thỏa thuận với nhau về việc chia tài sản. Trong trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được và có yêu cầu thì Tòa án sẽ tham gia giải quyết phân chia tài sản chung của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định trong từng trường hợp cụ thể.

Khi không có văn bản thỏa thuận hoặc văn bản thỏa thuận bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn tại khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

  • Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
  • Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
  • Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
  • Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Trường hợp có văn bản thỏa thuận và văn bản này không bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng các nội dung của văn bản thỏa thuận để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Đối với những vấn đề không được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu thì áp dụng các quy định tương ứng của Luật hôn nhân và gia đình để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

Căn cứ khoản 3 Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP Trong trường hợp Tòa án tham gia giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, Tòa án cần phải xác định quyền và nghĩa vụ về tài sản đó với người thứ ba hay không để đưa họ vào tham gia tố tụng với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Điều này có nghĩa, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.

Do vậy, đối với trường hợp này, cần phải đưa bên nhận thế chấp căn nhà (ngân hàng) vào tham gia tố tụng với tư cách là bên có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Chia ngôi nhà sau khi hoàn tất thanh toán nợ chung cho ngân hàngChia ngôi nhà sau khi hoàn tất thanh toán nợ chung cho ngân hàng

Hướng giải quyết đối với nhà đang thế chấp tại ngân hàng khi ly hôn

Trách nhiệm đối với nợ chung của vợ chồng

Căn cứ Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Sau ly hôn, tính pháp lý của tài sản thế chấp vẫn còn. Do đó, vợ/ chồng có nghĩa vụ đối với tài sản thế chấp thì vợ/ chồng phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của tài sản thế chấp với bên thứ ba, trừ trường hợp, vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.

Thứ nhất: nếu 02 vợ chồng cùng thế chấp căn nhà của gia đình và thuộc trường hợp được quy định của Điều 37, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì cả hai vợ chồng phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ còn lại đối với tài sản thế chấp đó đối với ngân hàng. Trong trường hợp này, vợ, chồng có nghĩa vụ đối với khoản nợ vay từ ngân hàng và căn nhà dùng để thế chấp. Sau ly hôn, nghĩa vụ đó cũng không bị chấm dứt theo khoản 1 Điều 60 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Căn cứ tại Điều 27 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng

  • Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.
  • Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này.”

Tại đó tại Điều 37 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng như sau:

  • Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
  • Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
  • Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
  • Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
  • Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
  • Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

Bên cạnh đó tại Điều 60 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn như sau:

  • Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.
  • Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định tại các điều 27, 37 và 45 của Luật này và quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết.”

Thứ hai: việc thế chấp căn nhà không thuộc trường hợp được quy định tại điều 37, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì người thế chấp căn nhà đó để vay tiền vì mục đích cá nhân thì phải tự chịu trách nhiệm đối với khoản nợ đó, người còn lại không có nghĩa vụ liên đới trả nợ. Căn cứ tại Điều 45 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng như sau:

  • Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;
  • Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật này;
  • Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;
  • Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.”

Do vậy, căn cứ vào mục đích sử dụng của khoản tiền vay nợ đó để xác định đó là nợ chung hay nợ riêng và vợ chồng có phải cùng trả hay không.

Chia tài sản là ngôi nhà sau khi hoàn tất thanh toán nợ chung

Nếu căn nhà đang được thế chấp thì Tòa án sẽ lấy ý kiến của ngân hàng để xác định nghĩa vụ, phương thức và thời hạn trả nợ của hai vợ chồng. Trong lúc đó, vợ chồng không được quyền định đoạt căn nhà và chỉ được lấy lại căn nhà khi chấm dứt nghĩa vụ trả nợ.

Sau khi khoản nợ ngân hàng có thế chấp căn nhà được thanh toán hết thì vợ, chồng có thể thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án để phân chia tài sản là ngôi nhà đó.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật Luật Hôn nhân và gia đình 2014 để giải quyết.

Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

  • Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
  • Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
  • Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
  • Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

Tóm gọn, trong trường hợp căn nhà là tài sản chung của vợ chồng, vợ chồng đã tất toán cho ngân hàng xong thì nếu trong trường hợp vợ chồng không thể tự thỏa thuận được hoặc không  có thỏa thuận khác thì về nguyên tắc sẽ chia đôi nhưng sẽ xét đến các yếu tố mà chúng tôi đề cập ở trên. Tuy nhiên, xét về thực tế thì căn nhà không thể chia đôi vì vậy bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch

Luật sư tư vấn chia tài sản khi ly hôn

Luật sư tư vấn chia tài sản khi ly hônLuật sư tư vấn chia tài sản khi ly hôn

Liên quan đến vấn đề phát sinh xoay quanh câu chuyện chia sản khi ly hôn, chúng tôi có thể hỗ trợ những dịch vụ về tư vấn, đưa ra quan điểm pháp lý, tham gia giải quyết tranh chấp để giải quyết vấn đề về tài sản chung riêng, nợ chung riêng trong thời kỳ hôn nhân

  • Tư vấn hướng giải quyết những tranh chấp mâu thuẫn trong hôn nhân gia đình đúng theo quy định pháp luật.
  • Tư vấn thủ tục và quy định pháp luật trong việc thực hiện thủ tục ly hôn tại tòa án: Xác lập hồ sơ và các chứng từ, chứng cứ liên quan đến việc giải quyết ly hôn tại tòa án;
  • Tư vấn, giải đáp và hướng dẫn các quy định pháp luật hôn nhân và gia đình cũng như các quy định pháp luật khác liên quan đến hoạt động tranh tụng giải quyết tranh chấp của khách hàng.
  • Để đảm bảo quá trình giải quyết vụ việc hôn nhân gia đình được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả. Luật sư sẽ tư vấn phương án và dự liệu kế hoạch về thời hạn thực hiện thủ tục và các khoản chi phí cần phải nộp như lệ phí và các khoản phí khác theo quy định của pháp luật.
  • Tư vấn, hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ tài liệu cần thiết. Vì đối với vụ việc có tranh chấp và không có tranh chấp thì thủ tục giải quyết sẽ có sự khác nhau đòi hỏi sự chuẩn bị đầy đủ về mặt hồ sơ và tài liệu kèm theo (nếu có) để quá trình giải quyết vụ việc được diễn ra nhanh chóng và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ.
  • Soạn thảo văn bản, đơn từ cần thiết trong quá trình tố tụng như đơn khởi kiện, đơn kháng cáo, đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự,
  • Tiếp nhận thông tin, tài liệu mà khách hàng cung cấp, nghiên cứu hồ sơ, vụ việc của khách hàng;
  • Nghiên cứu, kiểm tra tính hợp pháp của các hành vi pháp lý, hiệu lực pháp luật của các giấy tờ, tài liệu mà khách hàng cung cấp dựa trên các văn bản pháp luật, các căn cứ pháp luật hiện đang áp dụng hoặc điều chỉnh các hành vi pháp lý liên quan đến vụ án lao động của khách hàng;
  • Soạn thảo văn bản, đơn từ cần thiết trong quá trình tố tụng như đơn khởi kiện, đơn kháng cáo, đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự
  • Tham gia vụ án ly hôn để đảm bảo quyền và lợi ích của khách hàng:Hình thức khởi kiện, viết đơn khởi kiện, thủ tục quy trình khởi kiện, đại điện khiếu nại hoặc tham gia trực tiếp bảo vệ quyền lợi tại các cơ quan có thẩm quyền…;

Nội dung bài viết trên là những quan điểm về hướng giải quyết tranh chấp đối với vấn để  chia tài sản căn nhà đang thế chấp khi vợ chồng ly hôn mà chúng tôi cung cấp cho bạn đọc. Nếu còn có thắc mắc về vấn đề giải quyết tranh chấp về việc chia tài sản khi ly hôn, xin vui lòng liên hệ với Luật sư của chúng tôi thông qua hotline 1900.63.63.87 để được luật sư chuyên môn trong lĩnh vực hợp đồng tư vấn, hỗ trợ. Xin cảm ơn.

5 (11 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 757 bài viết