Luật Dân sự

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp xử lý nợ xấu

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp xử lý nợ xấu được nhiều quý bạn đọc quan tâm. Bởi lẽ, khi bên vay không có khả năng chi trả thì khoản nợ mà họ vay đó sẽ thành nợ xấu.  Khi đó bên vay cần tìm ra Hướng dẫn giải quyết tranh chấp xử lý nợ xấu. Vì việc bên vay không còn khả năng chi trả sẽ làm cho bên cho vay không thể thu hồi nợ và dẫn đến việc phải giải quyết tranh chấp xử lý nợ xấu.

Nợ xấu đến hạn

Như thế nào là tranh chấp xử lý nợ xấu

Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào đưa ra định nghĩa về tranh chấp xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, khái niệm nợ xấu được quy định tại khoản 8 Điều 3, Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 30 tháng 7 năm 2021 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, theo đó:

Nợ xấu (NPL) là nợ xấu nội bảng, gồm nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5. Cụ thể:

Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn):

  • Khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
  • Khoản nợ gia hạn nợ lần đầu còn trong hạn;
  • Khoản nợ được miễn giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo thỏa thuận;
  • Các khoản nợ chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi theo quyết định;
  • Khoản nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra;
  • Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;…

Nhóm 4 (nợ nghi ngờ):

  • Khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
  • Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn đến 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
  • Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai còn trong hạn;
  • Khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra đến 60 ngày mà chưa thu hồi được;…

Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn):

  • Khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
  • Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 91 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
  • Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
  • Khoản nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng đang được kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang bị phong tỏa vốn và tài sản;…

Vậy tranh chấp xử lý nợ xấu có thể được hiểu là những tranh chấp giữa bên cho vay và bên vay tài sản trong trường hợp bên vay không có khả năng thanh toán khoản nợ như đã thỏa thuận trong hợp đồng cho vay ban đầu.

Các tranh chấp phát sinh khi xử lý nợ xấu

Theo quy định của pháp luật hiện nay, tranh chấp phát sinh khi xử lý nợ xấu được chia làm hai loại là tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm và tranh chấp về quyền xử lý đối với tài sản bảo đảm.

Tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm

Định nghĩa tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm được quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐTP do Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành ngày 15 tháng 05 năm 2018 Hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu tại Tòa án Nhân dân:

Tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu là tranh chấp về việc bên bảo đảm, bên giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu không giao tài sản bảo đảm hoặc giao không đúng theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm, bên có quyền xử lý tài sản bảo đảm để xử lý tài sản đó nhằm giải quyết nợ xấu.

Theo đó, loại tranh chấp này chú trọng vào vấn đề giao – nhận tài sản bảo đảm theo thỏa thuận ban đầu. Nếu bên vay không giao tài sản bảo đảm theo đúng thỏa thuận thì bên cho vay có quyền xử lý tài sản đó để giải quyết khoản nợ xấu ban đầu.

Tranh chấp về quyền xử lý đối với tài sản bảo đảm

Tranh chấp về quyền xử lý đối với tài sản bảo đảm được quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐTP do Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành ngày 15 tháng 05 năm 2018 Hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu tại Tòa án Nhân dân là tranh chấp về việc xác định người có quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu.

Loại tranh chấp này tập trung vào xác định chủ thể nào là chủ thể có quyền xử lý các tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu ban đầu.

Tranh chấp xử lý nợ xấu

Hướng giải quyết tranh chấp xử lý nợ xấu theo quy định pháp luật

Theo quy định của pháp luật hiện hành, các tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội ban hành ngày 21 tháng 6 năm 2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng sẽ được giải quyết theo Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐTP do Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành ngày 15 tháng 05 năm 2018 Hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu tại Tòa án nhân dân.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp xử lý nợ xấu

Trong trường hợp tranh chấp xử lý nợ xấu, thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án Nhân dân theo quy định tại tại Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐTP do Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành ngày 15 tháng 05 năm 2018 Hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu tại Tòa án Nhân dân.

Hồ sơ khởi kiện

Hình thức, nội dung đơn khởi kiện thực hiện theo quy định tại Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 189 của Bộ luật Tố tụng Dân sự. Đơn khởi kiện theo mẫu số 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành một số biểu mẫu trong tố tụng dân sự.

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, bên cạnh các loại giấy tờ trên, bên nộp hồ sơ khởi kiện còn phải cung cấp các danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện bao gồm:

  • Hợp đồng tín dụng;
  • Tài liệu, chứng cứ chứng minh khoản nợ đang có tranh chấp là nợ xấu theo quy định tại Điều 4 của Nghị quyết số 42/2017/QH14;
  • Văn bản, hợp đồng bảo đảm và tài liệu, chứng cứ chứng minh về việc đã đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc biện pháp bảo đảm;
  • Tài liệu, chứng cứ về nơi cư trú, làm việc của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức;
  • Trường hợp có đương sự cư trú ở nước ngoài thì phải có một trong các tài liệu, chứng cứ sau đây:

Văn bản thỏa thuận giữa đương sự ở nước ngoài và đương sự ở Việt Nam đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn có công chứng, chứng thực hợp pháp.

Tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền sở hữu tài sản hợp pháp và thỏa thuận thống nhất về việc xử lý tài sản của các đương sự có công chứng, chứng thực hợp pháp.

Trường hợp các văn bản này được lập ở nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 9 của Nghị định số 111/2011/NĐ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự;

Giải quyết tranh chấp nợ xấu

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp

Việc nộp đơn và thụ lý đơn khởi kiện tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và văn bản hướng dẫn thi hành.

>>> Xem thêm: Thế chấp nhà bị nợ xấu như thế nào thì bị ngân hàng bán đấu giá tài sản

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp xử lý nợ xấu

  • Thực hiện các trình tự tố tụng dân sự trước các cơ quan bảo vệ pháp luật.
  • Tư vấn, hướng dẫn cho khách hàng hướng giải quyết có lợi nhất, tối ưu nhất theo quy định của pháp luật;
  • Soạn thảo đơn kiện và các giấy tờ có liên quan việc thu hồi nợ;
  • Đánh giá khả năng thanh toán của Bên nợ đối với Chủ nợ;
  • Đại diện cho khách hàng tiếp xúc với bên nợ để đàm phán, thuyết phục và yêu cầu trả nợ;
  • Đại diện cho khách hàng (cá nhân, tổ chức) nộp đơn khởi kiện ra Tòa án và các cơ quan có thẩm quyền để thu hồi nợ theo luật định;

Trên đây là những hướng dẫn của Luật sư về vấn đề tranh chấp xử lý nợ xấu và hướng dẫn cách giải quyết tranh chấp xử lý nợ xấu theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu còn những thắc mắc về những thông tin khác cũng như những câu hỏi liên quan quý khách hàng có thể liên hệ luật sư của Chuyên Tư Vấn Luật qua hotline  1900.63.63.87 để được luật sư dân sự tư vấn cụ thể.

5 (20 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 834 bài viết