Luật Hợp Đồng

Quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại

Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại là việc áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại lên người vi phạm hợp đồng thương mại gây tổn thất cho người bị vi phạm. Tuy nhiên, hiện nay quy định của pháp luật về vấn đề bồi thường thiệt hại trong hợp đồng đang hết sức phức tạp. Chuyên Tư Vấn Luật sẽ cung cấp cho khách hàng các thông tin liên quan đến vấn đề này thông qua bài viết sau đây.

 Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại

Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại

Hợp đồng thương mại là gì?

Hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận giữa các bên là thương nhân, hoặc chỉ có một bên là thương nhân nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại và xúc tiến thương mại.

Bồi thường hợp đồng thương mại là gì?

Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.

  • Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm:
  • Giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra;
  • Khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

Căn cứ Điều 302 Luật Thương mại 2005.

Khi nào phải bồi thường thiệt hại trong hợp đồng?

  • Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng phát sinh khi có đủ các yếu tố sau:
  • Có hành vi vi phạm hợp đồng;
  • Có thiệt hại thực tế;
  • Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.

Căn cứ Điều 303 Luật Thương mại 2005.

Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Bên vi phạm bồi thường tổn thất cho bên bị vi phạm do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra.

  • Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Đồng thời có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn toàn  nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường cho lợi ích mà hợp đồng mang lại (khoản 1 Điều 419 Bộ luật Dân sự 2015)
  • Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.(Điều 302 Luật Thương mại 2005.

 Mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

 

                Mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng

  • Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là nhằm bù đắp những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng của một bên gây ra thiệt hại cho bên bị vi phạm.
  • Phát sinh khi có đủ các yếu tố: Có hành vi vi phạm hợp đồng, có thiệt hại thực tế, hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.

Căn cứ Điều 303 Luật Thương mại 2005.

Bồi thường thiệt hại về tinh thần

  • Căn cứ khoản 3 Điều 419 Bộ luật Dân sự 2015, theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền.
  • Bồi thường thiệt hại theo khoản 2 Điều 302 Luật Thương mại 2005, bên vi phạm hợp đồng ngoài việc phải bồi thường giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra thì còn phải bồi thường khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

Nghĩa vụ của bên yêu cầu thiệt hại

  •  Chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra;
  • Chứng minh khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

Căn cứ Điều 304 Luật Thương mại 2005.

Mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

  • Hai bên có thể tiến hành thỏa thuận để thống nhất về mức bồi thường thiệt hại.
  • Nếu hợp đồng có điều khoản về bồi thường thiệt hại thì sẽ xác định theo thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Trong trường hợp hai bên không thể thỏa thuận và hợp đồng cũng không có điều khoản về bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng thì sẽ xác định theo quy định của pháp luật, cụ thể giá trị bồi thường thiệt hại gồm:
  • Giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra;
  • Khoản lợi trực tiếp bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

Căn cứ Điều 419 Bộ luật Dân sự 2015, khoản 2 Điều 302 Luật Thương mại 2005

Trường hợp miễn bồi thường thiệt hại

  • Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
  • Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
  • Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
  • Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.

Căn cứ khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại 2005.

Bất cập trong các quy định về bồi thường thiệt hại

  •  Chưa thống nhất các quy định về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng giữa Bộ luật Dân sự 2015 (sau đây gọi là BLDS) và Luật Thương mại 2005 (sau đây gọi là LTM)
  • LTM không ghi nhận yếu tố lỗi là một trong các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, BLDS ghi nhận yếu tố lỗi.
  • LTM xác định phạm vi bồi thường thiệt hại là giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm; BLDS yêu cầu bên vi phạm phải bồi thường toàn bộ thiệt hại về vật chất và tinh thần cho bên bị thiệt hại trong khi đó.
  • Điều 294 LTM quy định về việc miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng nhưng không quy định rõ sự kiện bất khả kháng xảy ra với chính chủ thể trong quan hệ hợp đồng hay sự kiện bất khả kháng xảy ra với bên thứ ba.

Căn cứ Điều 419 Bộ luật Dân sự 2015; Điều 294, Điều 302, Điều 303 Luật Thương mại 2005.

Các chế tài thương mại khác được áp dụng cùng với chế tài bồi thường thiệt hại

  • Buộc thực hiện đúng hợp đồng.
  • Phạt vi phạm.
  • Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
  • Đình chỉ thực hiện hợp đồng.
  • Huỷ bỏ hợp đồng.
  • Các biện pháp khác do các bên thỏa thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.

Căn cứ Điều 292 Luật Thương mại 2005

Trên đây là các thông tin về trách nhiệm bồi thường, mức bồi thường, trường hợp được miễn bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ của bên yêu cầu bồi thường thiệt hại, các chế tài thương mại khác,… Nếu Quý khách muốn biết thêm thông tin về vấn đề bồi thường thiệt hại thì hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.63.63.87 hoặc email: chuyentuvanluat@gmail.com để được Luật sư của Chuyên Tư Vấn Luật tư vấn cụ thể.

 

 

 

4.8 (16 bình chọn)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật Sư Thành Viên

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Dân Sự, Sở Hữu Trí Tuệ

Trình độ đào tạo: Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 375 bài viết

error: Content is protected !!