Luật Hợp Đồng

Bồi thường thiệt hại khi hợp đồng vô hiệu

Vấn đề bồi thường thiệt hại khi hợp đồng vô hiệu được xử lý như thế nào cho phù hợp đang trở thành mối quan tâm lớn khi số lượng vụ việc yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng vô hiệu ngày càng tăng. Thông qua bài viết dưới đây, Chuyên Tư Vấn Luật sẽ giúp Quý bạn đọc nắm rõ những thông tin liên quan đến hợp đồng vô hiệu và hướng xử lý bồi thường thiệt hại khi gặp phải trường hợp này.

Bồi thường thiệt hại khi hợp đồng vô hiệu

Bồi thường thiệt hại khi hợp đồng vô hiệu

Quy định pháp luật về hợp đồng vô hiệu

Theo Khoản 1 Điều 407 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.

Do đó, căn cứ theo quy định tại Điều 122 Bộ luật Dân sự năm 2015, giao dịch dân sự được xem là vô hiệu khi không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Theo Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015, giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
  • Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
  • Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Đồng thời, hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

>>> Xem thêm: Hợp đồng thương mại vô hiệu khi nào

Hợp đồng vô hiệu

Hợp đồng vô hiệu

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi hợp đồng vô hiệu

Cơ chế xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Theo quy định tại Điều 13 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại có phát sinh hay không dựa trên các căn cứ như sau:

  • Có hành vi vi phạm: là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng hoặc thực hiện nhưng trái với quy định của pháp luật;
  • Có thiệt hại thực tế xảy ra;
  • Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra: hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại và thiệt hại xảy ra là kết quả của hành vi vi phạm.

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại khi hợp đồng vô hiệu

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 131 Bộ luật Dân sự năm 2015, bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Việc bồi thường được xác định như sau:

  • Mức bồi thường thiệt hại cụ thể trước hết do các bên thỏa thuận;
  • Trường hợp không thỏa thuận được thì có thể khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại khi hợp đồng vô hiệu;
  • Tòa án sẽ căn cứ vào thiệt hại phát sinh trên thực tế và mức độ lỗi của chủ thể gây ra thiệt hại để xác định mức bồi thường.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 361 và Điều 419 Bộ luật Dân sự năm 2015, thiệt hại được bồi thường có thể bao gồm:

  • Thiệt hại về vật chất;
  • Thiệt hại về tinh thần;
  • Khoản lợi ích mà lẽ ra sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại;
  • Chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.

Hậu quả pháp lý khi hợp đồng vô hiệu

Hậu quả pháp lý khi hợp đồng vô hiệu cũng được thực hiện theo quy định về giao dịch dân sự vô hiệu. Cụ thể, Điều 131 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

  • Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập;
  • Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận;
  • Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả;
  • Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó;
  • Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường;
  • Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

Như vậy, khi hợp đồng bị tòa án tuyên bố vô hiệu thì mọi thỏa thuận, cam kết giữa các bên xem như không tồn tại. Mọi việc được khôi phục lại tình trạng ban đầu như trước khi giao kết hợp hợp đồng.

Tư vấn giải quyết bồi thường thiệt hại khi hợp đồng vô hiệu

Tư vấn giải quyết bồi thường thiệt hại hợp đồng vô hiệu

Tư vấn giải quyết bồi thường thiệt hại hợp đồng vô hiệu

  • Tư vấn những quy định pháp luật về hợp đồng vô hiệu, bồi thường thiệt hại khi hợp đồng vô hiệu;
  • Tư vấn xác định mức bồi thường và các thiệt hại được bồi thường;
  • Tư vấn những vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình giải quyết bồi thường thiệt hại khi hợp đồng vô hiệu;
  • Tư vấn và soạn thảo các loại văn bản liên quan đến giải quyết bồi thường thiệt hại khi hợp đồng vô hiệu;
  • Tư vấn giải quyết các vụ việc tranh chấp, thu hồi nợ liên quan đến giải quyết bồi thường thiệt hại khi hợp đồng vô hiệu;
  • Cử luật sư đại diện tham gia tranh tụng tại Tòa án để bảo vệ quyền lợi khách hàng;
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý khác theo yêu cầu của khách hàng.

Với những thông tin hữu ích về hợp đồng vô hiệu, hậu quả pháp lý khi hợp đồng vô hiệu và hướng xử lý bồi thường thiệt hại mà CHUYÊN TƯ VẤN LUẬT vừa cung cấp đến Quý bạn đọc. Chúng tôi tin chắc rằng Quý bạn đọc đã có cái nhìn cụ thể hơn về vấn đề này. Quý bạn đọc nếu có bất kỳ vướng mắc nào cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ qua số HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn giải đáp bởi các Luật sư chuyên môn tận tình, uy tín của chúng tôi. Xin chân thành cám ơn!

5 (20 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 727 bài viết