Luật Hôn Nhân Gia Đình

Thủ tục ly hôn khi hai người còn quốc tịch Việt Nam đều ở nước ngoài

Thủ tục ly hôn khi hai người còn quốc tịch Việt Nam đều ở nước ngoài sẽ phụ thuộc vào luật pháp và quy định của quốc gia nơi bạn đang sinh sống. Thường thì một trong hai bên sẽ phải nộp đơn xin ly hôn tới tòa án hoặc cơ quan tương tự của quốc gia mà bạn đang sinh sống. Đơn xin ly hôn sẽ yêu cầu các thông tin cụ thể về hai bên, như tên, địa chỉ, thông tin liên lạc và lý do ly hôn. Bài viết dưới đây sẽ thông tin cụ thể đến quý độc giả về nội dung này.

Ly hôn khi hai vợ chồng ở nước ngoài

Áp dụng pháp luật Việt Nam đối với quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài

Theo quy định tại Điều 122 Luật Hôn nhân & Gia đình 2014 về áp dụng pháp luật đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài:

  • Các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.
  • Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
  • Trong trường hợp Luật này, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam có dẫn chiếu về việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài được áp dụng, nếu việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản được quy định tại Điều 2 của Luật này.
  • Trong trường hợp pháp luật nước ngoài dẫn chiếu trở lại pháp luật Việt Nam thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam.
  • Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có dẫn chiếu về việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài được áp dụng.
Ly hôn khi hai vợ chồng ở nước ngoàiQuy định của pháp luật Việt Nam về ly hôn

Ly hôn có yếu tố nước ngoài 

Theo quy định tại Điều 127 Luật Hôn nhân & Gia đình 2014 về “ly hôn” có yếu tố nước ngoài:

  • Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.
  • Trong trường hợp bên là người Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
  • Việc giải quyết chia tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

Theo khoản 2 Điều 464 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về “vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài” như sau:

  • Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài;
  • Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
  • Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.
Yêu cầu ly hôn theo pháp luật nước ngoài
Yêu cầu ly hôn theo pháp luật nước ngoài

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết ly hôn

Theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 37 BLTTDS 2015 và Điều 39 BLTTDS 2015 thì thẩm quyền giải quyết các vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp tỉnh nơi mà bị đơn cư trú và làm việc.

Trường hợp ly hôn giữa công dân Việt Nam và công dân nước láng giềng cư trú ở khu vực biên giới thì do TAND cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam giải quyết.

Các đương sự còn có thể thỏa thuận Tòa án nơi mà nguyên đơn đang cư trú và làm việc để giải quyết. Trường hợp ly hôn thuận tình thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án của một trong các bên thuận tình ly hôn.

Như vậy cơ quan có thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài bao gồm:

  • Trường hợp vợ chồng không có chung nơi thường trú tại nước sở tại thì yêu cầu ly hôn được tiến hành theo quy định của Luật HN&GĐ 2014 và Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
  • Trường hợp vợ chồng có nơi thường trú chung tại nước ngoài thì có thể yêu cầu cơ quan cấp có thẩm quyền tại nước ngoài giải quyết. Sau đó có thể tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật Việt Nam để yêu cầu công nhận việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài.

Hồ sơ ly hôn

  • Đơn khởi kiện ly hôn hoặc đơn yêu cầu thuận tình ly hôn (theo mẫu)
  • Giấy đăng ký kết hôn bản chính
  • Bản sao công chứng chứng minh nhân dân/hộ chiếu của cả hai bên
  • Sổ hộ khẩu, giấy xác nhận tạm trú bản sao có công chứng
  • Bản sao giấy khai sinh của các con (nếu có)
  • Các giấy tờ chứng thực liên quan đến tài sản chung của hai vợ chồng (nếu như các bên có tranh chấp về tài sản)

Yêu cầu công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình khi ly hôn ở nước ngoài

Sau khi ly đã giải quyết ly hôn ở nước ngoài, để bản án ly hôn có hiệu lực tại Việt Nam thì có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền công nhận việc ly hôn đã được giải quyết tại nước ngoài theo quy định tại Điều 125 Luật HN&GĐ:

  • Việc công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia định của Tòa án nước ngoài có yêu cầu thi hành tại Việt Nam được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự.
  • Chính phủ quy định việc ghi vào sổ hộ tịch các việc về hôn nhân và gia đình theo bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam hoặc không có đơn yêu cầu không công nhận tại Việt Nam; quyết định về hôn nhân và gia đình của cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài.

Bạn có thể được yêu cầu cung cấp các giấy tờ và chứng minh như hộ chiếu, giấy đăng ký kết hôn, chứng minh về tài sản chung, hợp đồng hôn nhân, và bất kỳ tài liệu nào khác liên quan đến tình trạng hôn nhân và tài chính của bạn. Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết của chúng tôi. Nếu bạn đọc còn bất kỳ vấn đề thắc mắc hoặc chưa rõ liên quan đến vấn đề này cần được tư vấn, vui lòng liên hệ theo hotline: 1900.63.63.87 để được luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình tư vấn chi tiết. Xin cảm ơn.

Có thể bạn quan tâm:

5 (14 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 755 bài viết