Luật Hợp Đồng

Giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản

Giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản là việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp về quyền nghĩa vụ giữa các bên theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Do đó, Chuyên tư vấn luật sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản thông qua bài viết dưới đây.

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản

Quy định của pháp luật về hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Cơ sở pháp lý: Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015.

Các tranh chấp hợp đồng vay tài sản thường gặp

  • Tranh chấp hợp đồng vay tài sản liên quan đến chủ thể ký hợp đồng.
  • Tranh chấp hợp đồng vay tài sản do không có giấy giao nhận tiền.
  • Tranh chấp phát sinh khi bên vay chậm trả nợ.
  • Tranh chấp hợp đồng vay tài sản về lãi suất cho vay.
  • Tranh chấp hợp đồng vay tài sản liên quan đến tài sản bảo đảm khoản vay,
  • Tranh chấp phát sinh do hình thức giả tạo của hợp đồng vay tài sản.

Các tranh chấp hợp đồng vay tài sản thường gặp

Các tranh chấp hợp đồng vay tài sản thường gặp

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản

Thời hiệu khởi kiện

Thời hiệu khởi kiện để để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Tòa án chỉ áp dụng thời hiệu khởi kiện khi có yêu cầu của một bên hoặc các bên chủ thể trong tranh chấp.

CSPL: Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015.

Thẩm quyền giải quyết

Khi xảy ra tranh chấp về hợp đồng vay tài sản, các bên nên thương lượng với nhau để giải quyết vấn đề. Trong trường hợp không thỏa thuận được, các bên có thể nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết.

Theo quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở nếu bị đơn là cơ quan tổ chức. Tuy nhiên, các bên vẫn có quyền tự thỏa thuận về Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở nếu bị đơn là cơ quan tổ chức có thẩm quyền giải quyết.

Ngoài ra, trong trường hợp tranh chấp hợp đồng vay tài sản mà có yếu tố nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án cấp tỉnh.

Cơ sở pháp lý: Điểm a Khoản 1 Điều 35; Điểm c Khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Hồ sơ giải quyết tranh chấp hợp đồng vay

Đơn khởi kiện (theo Mẫu số 23 – DS, ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ – HĐTP ngày 13/01/2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành biểu mẫu trong tố tụng dân sự). Theo Khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 phải có các nội dung chính sau đây:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
  • Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
  • Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
  • Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
  • Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
  • Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản

Luật sư khởi kiện tranh chấp hợp đồng vay tài sản

  • Tư vấn về chiến lược giải quyết tranh chấp; phân tích và đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu của các bên trong tranh chấp hợp đồng vay tài sản;
  • Tư vấn về cách thức, biện pháp giải quyết tranh chấp cụ thể;
  • Đại diện cho khách hàng trong việc đàm phán giải quyết tranh chấp với bên tranh chấp;
  • Tham gia điều tra, thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ, tài liệu theo đúng thủ tục luật định;
  • Tư vấn, hỗ trợ khách hàng soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ xuất trình trước tòa án trong phiên xét xử.
  • Đại diện theo ủy quyền hoặc là người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho đương sự;
  • Bào chữa cho thân chủ của mình trước Tòa án bằng kiến thức chuyên môn;
  • Cung cấp các chứng cứ cần thiết cho Tòa án.

Trên đây là những phân tích nhằm giúp Quý khách hàng giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản từ đó cung cấp cho quý khách hàng những thông tin cần thiết nhằm giúp quý khách hàng bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của mình. Nếu quý khách hàng còn có những thắc mắc, những câu hỏi xin liên hệ luật sư của Chuyên Tư Vấn Luật qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn chuyên sâu.

 

5 (17 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 713 bài viết