Luật Hôn Nhân Gia Đình

Thủ tục ly hôn khi vợ hoặc chồng không chịu ký vào đơn

Thủ tục ly hôn khi vợ hoặc chồng không chịu ký vào đơn là vấn đề được nhiều độc giả quan tâm khi vợ hoặc chồng muốn ly hôn nhưng lại không nhận được sự chấp nhận vào đơn ly hôn của người kia. Để giải thích, hướng dẫn chi chi tiết về viết đơn ly hôn, nơi nộp đơn và trình tự, thủ tục, xin mời Quý khách hàng xem bài tư vấn của Chuyên Tư Vấn Luật về Thủ tục ly hôn khi vợ hoặc chồng không chịu ký vào đơn ly hôn.

 

Vợ chồng ly hônVợ chồng ly hôn

Ly hôn là gì?

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

CSPL: khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.

Quyền đơn phương ly hôn của vợ, chồng

Đối với trường hợp vợ hoặc chồng không chịu ký vào đơn, Pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam đã quy định các trường hợp vợ, chồng được đơn phương ly hôn tại khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân và Gia đình 2014 như sau:

Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp, quy định trên được hiểu là:

Với cách thể hiện nội dung điều luật tại khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì điều kiện cần là: có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng

Theo quy định này, để cho ly hôn cần có một trong các cơ sở sau:

Có hành vi bạo lực gia đình

Căn cứ vào Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007, Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. Cách dạng hành vi của bạo lực gia đình được quy định tại Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007.

Vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ chồng: bao gồm hai nội dung chính là vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân và vi phạm quy định về đại diện giữa vợ, chồng, quyền, nghĩa vụ về tài sản.

  • Vi phạm quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ, chồng:

Quyền, nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ, chồng không chỉ được quy định tại Luật hôn nhân và gia đình 2014  mà còn đề cập trong Hiến pháp 2013, Bộ luật Dân sự 20152015 và các văn bản pháp luật khác nên có phạm vi rất rộng. Thông thường, những vi phạm sau đây là vi phạm nghiêm trọng về nhân thân giữa vợ chồng: Vợ hoặc chồng có hành vi phân biệt đối xử, gây bất bình đẳng nghiêm trọng về quyền và nghĩa vụ trong gia đình; Vợ hoặc chồng có hành vi làm ảnh hưởng nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau,…

       ● Vi phạm quy định về đại diện giữa vợ, chồng và chế độ tài sản của vợ, chồng:

Vợ hoặc chồng có hành vi vi phạm quy định về đại diện giữa vợ, chồng; Vợ hoặc chồng vi phạm quy định về bình đẳng quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản. chung

Tình trạng mâu thuẫn trên làm cho tình trạng hôn nhân trầm trọng, đời sống hôn nhân không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được:
Từ thực tiễn xét xử và vận dụng hướng dẫn tại Nghị quyết số: 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao, căn cứ vào những dấu hiệu của điều kiện cần, mức độ tình trạng mâu thuẫn sau đây được coi là làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được:

  • Hành vi bạo lực gia đình mang tính chất thường xuyên hoặc không thường xuyên nhưng gây ra hậu quả thương tích hoặc làm cho nạn nhân bị tổn hại sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc làm cho nạn nhân tìm cách tự sát hoặc đã bị xử phạt hành chính hoặc cơ quan điều tra kết luận có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc hậu quả khác làm cho nạn nhân lâm vào tình trạng không có nơi ở, cuộc sống khó khăn, túng thiếu, phụ thuộc về vật chất, tinh thần.
  • Vi phạm quyền và nghĩa vụ về nhân thân như ngoại tình, chung sống như vợ chồng với người khác đã được vợ, chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức góp ý, nhắc nhở, khuyên bảo, hoà giải nhưng không khắc phục hoặc vẫn tiếp tục lặp đi lặp lại hoặc đã bị xử phạt hành chính…

Thủ tục ly hôn khi vợ chồng không ký đơn ly hôn

Thẩm quyền giải quyết đơn ly hôn đơn phương

Căn cứ vào Điều 28 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, ly hôn được xác định là tranh chấp về hôn nhân và gia đình, thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Theo Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án Nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 28 của Bộ luật này.

Thẩm quyền giải quyếtThẩm quyền giải quyết

Tuy nhiên, theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 37 và khoản 3, Điều 35, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì  thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Nhân dân cấp tỉnh.

Đồng thời, Điều 39 Bộ luật này cũng quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ:

Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

Từ những căn cứ trên, thẩm quyền giải quyết ly hôn khi vợ hoặc chồng không chịu ký vào đơn có thể là Tòa án Nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú trừ trường hợp hai vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc Tòa án Nhân dân cấp tỉnh.

Về hồ sơ

Hồ sơ khởi kiện ly hôn bao gồm:

Đơn khởi kiện: Nội dung của đơn khởi kiện phải được đảm bảo nội dung theo khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Mẫu đơn khởi kiện theo mẫu số 23 – DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ – HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành ngày 13/01/2017.

>>>Xem thêm: Mẫu đơn khởi kiện

Tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện:

  • Bản kê khai về tài sản đang tranh chấp về yêu cầu giải quyết (Tài sản chung hoặc tài sản riêng) đã được công chứng hợp lệ;
  • Giấy chứng nhận kết hôn (có thể xin trích lục đăng ký kết hôn bản sao tại UBND cấp xã nơi bạn đăng ký kết hôn trong trường hợp bạn không có đăng ký kết hôn bản chính);
  • CMND của 2 vợ chồng bản sao chứng thực;
  • Sổ hộ khẩu gia đình phô tô chứng thực;
  • Giấy khai sinh của các con phô tô chứng thực hoặc bản trích lục khai sinh (nếu có con chung);
  • Các giấy tờ khác về tài sản và quyền tài sản.

Cơ sở pháp lý: khoản 4 và khoản 5 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Trình tự, thủ tục đơn phương ly hôn

Bước 1: Người khởi kiện chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, nộp hồ sơ đến Tòa án Nhân dân cấp huyện/cấp tỉnh để yêu cầu giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn. Tuy nhiên cần lưu ý:

  • Nếu đối tượng tranh chấp ở đây là bất động sản thì nguyên đơn phải nộp hồ sơ khởi kiện ở Tòa án Nhân dân nơi có bất động sản đang tranh chấp.
  • Nếu tranh chấp có yếu tố nước ngoài thì nguyên đơn nộp hồ sơ đến Tòa án Nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết.

Bước 2: Người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định

Bước 3: người khởi kiện nộp biên lai tiền tạm ứng án phí, từ đó Tòa án ra thông báo thụ lý và tiến hành thủ tục giải quyết theo yêu cầu khởi kiện.

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 35, Điều 37, điểm c khoản 1 Điều 39, Điều 146, 191, 195, 469, 470 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Luật sư tư vấn đơn phương ly hôn.

  • Luật sư tư vấn quy định pháp luật về phân chia tài sản, quyền nuôi con sau ly hôn.
  • Tư thủ tục ly hôn, giải quyết tranh chấp phân chia tài sản theo quy định pháp luật.
  • Tư vấn ly hôncó yếu tố nước ngoài, ly hôn với người nước ngoài.
  • Tư vấn về nguyên tắc phân chia tài sản khi ly hônđặc biệt là đất đai.

Tư vấn ly hônTư vấn ly hôn

Trên đây là nội dung tư vấn của Chuyên Tư Vấn Luật thông tin đến quý bạn đọc về thủ tục ly hôn khi vợ hoặc chồng không chịu ký vào đơn do Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết, nguyên tắc luật định về phân chia tài sản sau ly hôn và trình tự thủ tục xử lý tranh chấp. Trường hợp nếu trong quá trình tìm hiểu quý bạn đọc có vấn đề còn thắc mắc hoặc có nhu cầu khởi kiện tranh chấp ly hôn có thể liên hệ dịch vụ Luật sư Hôn nhân gia đình qua số hotline 1900.63.63.87,  để nhận tư vấn kịp thời, chi tiết hơn! Xin cảm ơn.

4.8 (18 bình chọn)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật Sư Thành Viên

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Dân Sự, Sở Hữu Trí Tuệ

Trình độ đào tạo: Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 374 bài viết

error: Content is protected !!