Ly hôn là giải pháp cuối cùng khi mà cả hai bên không còn hạnh phúc khi sống với nhau. Hiện nay, pháp luật Hôn nhân và Gia đình quy định hai hình thức ly hôn là thuận tình ly hôn và ly hôn theo yêu cầu của một bên (ly hôn đơn phương). Như vậy, trong trường hợp ly hôn đơn phương thì thủ tục ly hôn đơn phương được thực hiện như thế nào? Mất bao nhiêu thời gian?
Thủ tục ly hôn đơn phương mất thời gian bao lâu?
>>Xem thêm: Thủ tục ly hôn khi không có giấy đăng ký kết hôn
Mục Lục
Thủ tục ly hôn đơn phương mất bao lâu?
Ly hôn đơn phương phải trải qua các bước sau và tùy mỗi bước mà mất một khoảng thời gian nhất định:
- Thụ lý đơn ly hôn (đơn khởi kiện): Sau khi nhận được đơn từ nguyên đơn, sau 5 ngày làm việc Tòa án phải xem xét có thụ lý đơn hay không. Nếu hồ sơ hợp lệ thì Tòa án gửi thông báo cho nguyên đơn đóng tiền tạm ứng án phí, Tòa án ra quyết định thụ lý đơn ly hôn đơn phương từ thời điểm nguyên đơn nộp biên lai đã đóng tiền tạm ứng án phí.
- Hòa giải: Theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình thì hòa giải tại Tòa án là thủ tục bắt buộc trước khi đưa vụ án ra xét xử. Nếu hòa giải thành thì tòa án lập biên bản hòa giải thành và sau 7 ngày mà các đương sự không thay đổi về ý kiến thì Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành và quyết định này có hiệu lực ngay và không được kháng cáo kháng nghị. Nếu hòa giải không thành Tòa án cũng phải lập biên bản hòa giải không thành sau đó ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
- Phiên tòa sơ thẩm: Sau khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử các bên được Tòa án gửi giấy triệu tập và được thông báo rõ về thời gian, địa điểm mở phiên Tòa sơ thẩm.
Như vậy, thời gian giải quyết ly hôn trong trường hợp đơn phương ly hôn thông thường là khoảng 6 tháng.
Thủ tục ly hôn đơn phương cần những giấy tờ gì?
Thủ tục ly hôn đơn phương cần những giấy tờ gì?
Theo đó, để thủ tục ly hôn trở nên nhanh nhất thì hồ sơ ly hôn phải đầy đủ, bao gồm:
Thứ nhất, đơn khởi kiện ly hôn, có xác nhận của UBND cấp xã về hộ khẩu và chữ ký của người khởi kiện. Trong đơn cần trình bày các vấn đề sau:
- Về kết hôn: Ở đâu? Thời gian? Kết hôn có hợp pháp không? Mâu thuẫn xảy ra khi nào? Mâu thuẫn chính là gì? Vợ chồng có sống ly thân không? Nếu có thì sống ly thân từ thời gian nào tới thời gian nào?
- Về con chung ( nếu có): Cháu tên gì? Sinh ngày tháng năm nào? Nay khởi kiện ly hôn bạn có yêu cầu gì về giải quyết con chung (có xin được nuôi cháu không, nghĩa vụ cấp dưỡng của cha cháu như thế nào)?
- Về tài sản chung: Có những tài sản gì chung? có giấy tờ kèm theo (nếu có). Nếu ly hôn bạn muốn giải quyết tài sản chung như thế nào?
- Về nợ chung: Có nợ ai không? có ai nợ vợ chồng không? Tên, địa chỉ và số nợ của từng người? Bạn muốn giải quyết như thế nào?
Hai là, bản sao Giấy khai sinh của con (nếu có con);
Ba là, Bản sao Giấy CMND, sổ hộ khẩu của bạn và của người chồng;
Bốn là, Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Trường hợp không có bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, thì bạn phải xin xác nhận của UBND cấp xã nơi đã đăng ký kết hôn.
Năm là, Các giấy tờ chứng minh về tài sản: ví dụ Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở…
Ly hôn đơn phương mất bao nhiêu tiền?
Đối với vụ án Hôn nhân và gia đình thì nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án ly hôn không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Như vậy, bên đơn phương ly hôn phải chịu án phí sơ thẩm. Án phí ly hôn phụ thuộc vào trường hợp có giá ngạch hay không có giá ngạch.
Ly hôn đơn phương mất chi phí bao nhiêu?
Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch bằng mức án phí dân sự sơ thẩm: 300.000 đồng.
Trường hợp đơn phương nộp đơn ly hôn thì người yêu cầu phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm là 300.000 đồng.
Nếu hai vợ chồng có tranh chấp về việc chia tài sản chung thì ngoài việc chịu án phí dân sự sơ thẩm là 300.000 đồng, còn phải chịu án phí đối với phần tài sản có tranh chấp tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia.
Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề “Thủ tục ly hôn đơn phương”. Trường hợp có bất kỳ thắc mắc hoặc hỗ trợ, Qúy khách hàng vui lòng liên hệ luật sư trực tiếp qua hotline 1900 63 63 87 để được giải đáp kịp thời. Xin cảm ơn!