Luật Đất Đai

Thủ tục chuyển nhượng nhà ở xã hội

Nhà ở xã hội được quy định trong Luật Nhà ở 2014 là loại hình nhà ở đặc thù khi có sự hỗ trợ từ Nhà nước dành cho các đối tượng đặc biệt. Quá trình sang tên chuyển nhượng hay thủ tục chuyển nhượng nhà ở xã hội cũng phải tuân thủ theo các quy định cụ thể. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin pháp lý liên quan đến thủ tục chuyển nhượng nhà ở xã hội.

Thủ tục chuyển nhượng nhà ở xã hội

Nhà ở xã hội theo quy định pháp luật

Nhà ở xã hội theo quy định pháp luật

Theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Luật Nhà ở 2014, nhà ở xã hội được định nghĩa là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật này.

Có thể thấy, khác với các loại hình nhà ở khác, chủ sở hữu có thể thoải mái thực hiện các hình thức mua, bán, cho thuê, cho thuê mua. Đối với nhà ở xã hội là loại hình nhà ở đặc biệt, vì nó có sự hỗ trợ tài chính từ Nhà nước và dành cho các đối tượng nhất định theo quy định.

CSPL: khoản 7 Điều 3 Luật Nhà ở 2014.

Đối tượng được Nhà nước cho phép mua nhà ở xã hội

Như đã đề cập ở phần trên, nhà ở xã hội là loại hình dành cho các đối tượng đặc biệt nhất định, là các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở được ghi nhận tại Điều 49 Luật Nhà ở 2014 được hướng dẫn bởi Điều 22 Nghị định 100/2015/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 10/12/2015:

  1. Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
  2. Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn;
  3. Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;
  4. Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
  5. Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;
  6. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;
  7. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
  8. Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 81 của Luật này;
  9. Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập;
  10. Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

Các đối tượng trên được Nhà nước hỗ trợ cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hội. Riêng đối với nhóm đối tượng là học sinh, sinh viên thì chỉ được thuê nhà ở xã hội. (khoản 1 Điều 50 Luật Nhà ở 2014)

Ngoài ra, các đối tượng trên còn phải đáp ứng các điều kiện tại khoản 1 Điều 51 Luật Nhà ở 2014 để được hưởng các chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội:

  1. Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu theo quy định từng thời kỳ và từng khu vực;
  2. Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội; trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố này, trừ trường hợp đối tượng là học sinh, sinh viên;
  3. Đối với đối tượng quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 49 của Luật này thì phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên; trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc diện nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Đối với đối tượng quy định tại các khoản 1, 8, 9 và 10 Điều 49 của Luật này thì không yêu cầu phải đáp ứng điều kiện về thu nhập theo quy định tại điểm này.

CSPL: Điều 49, khoản 1 Điều 50, khoản 1 Điều 51 Luật Nhà ở 2014.

Điều kiện chuyển nhượng nhà ở xã hội

Điều kiện chuyển nhượng nhà ở xã hội

Bản chất của nhà ở xã hội là loại hình nhà ở có sự hỗ trợ từ Nhà nước nên việc mua bán, chuyển nhượng cũng gặp nhiều khó khăn hơn vì phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Khoản 5 Điều 19 Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội quy định các trường hợp để sang tên nhà ở xã hội.

Thời điểm chưa đủ 05 năm

Trong thời hạn chưa đủ 05 năm, kể từ thời điểm hoàn tất thanh toán mua nhà ở xã hội. Người mua chỉ được bán lại cho các đối tượng gồm:

  1. Bán lại cho Nhà nước (trường hợp thuê mua nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư)
  2. Bán lại cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội (trường hợp mua nhà ở xã hội được đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách)
  3. Bán lại cho các nhóm đối tượng tại Điều 49 Luật Nhà ở 2014.

Lưu ý:

Giá bán: Được quyền bán với giá tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán.

Người bán không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Thời hạn 05 năm được tính kể từ thời điểm trả hết tiền mua nhà ở theo hợp đồng đã ký.

Thời điểm đủ 5 năm trở lên

Sau thời hạn 05 năm, kể từ khi đã thanh toán và đã được cấp Giấy chứng nhận, người mua, thuê được quyền:

  • bán lại nhà ở này theo cơ chế thị trường cho các đối tượng có nhu cầu, nhưng phải nộp tiền sử dụng đất và nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật thuế;
  • trường hợp bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội thì chỉ được bán với giá tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

CSPL: khoản 5 Điều 19 Nghị định 100/2015/NĐ-CP; khoản 5 Điều 62 Luật Nhà ở 2014.

Thủ tục sang tên nhà ở xã hội

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết và hai bên mua bán tiến hành ký kết hợp đồng công chứng mua bán nhà ở xã hội.

Bước 2: Làm thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở xã hội tại văn phòng nhà đất và đóng các loại phí, lệ phí cần thiết.

Bên cạnh đó, khi tiến hành thủ tục chuyển nhượng nhà ở xã hội, các cá nhân còn phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính bao gồm:

  1. Tiền sử dụng đất (Điều 6 Thông tư 139/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 19/6/2016)
  2. Tiền thuế thu nhập cá nhân (Điều 17 Thông tư 92/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 15/6/2015)
  3. Lệ phí trước bạ (khoản 1 Điều 8 Nghị định 10/2022 quy định về lệ phí trước bạ).

Chuyển nhượng nhà ở xã hội

Luật sư tư vấn thủ tục chuyển nhượng nhà ở xã hội

  • Tư vấn thủ tục, các vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục chuyển nhượng nhà ở xã hội.
  • Tư vấn cách viết, chuẩn bị hồ sơ nhằm giải quyết nhu cầu chuyển nhượng nhà ở xã hội cho Quý khách hàng.
  • Đại diện khách hàng nộp đơn và làm việc với cơ quan có thẩm quyền.
  • Các công việc khác tùy từng vụ việc.

Nhà ở xã hội là loại hình nhà ở đặc biệt có sự tham gia hỗ trợ từ phía Nhà nước dành cho các đối tượng đặc biệt khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định. Trên đây là bài viết cụ thể về thủ tục chuyển nhượng nhà ở xã hội. Nếu quý bạn đọc còn thắc mắc hoặc muốn hiểu rõ hơn vấn đề trên hoặc cần luật sư tư vấn luật đất đai hãy liên hệ ngay qua hotline 1900.63.63.87 để được luật sưI  hỗ trợ và tư vấn. Trân trọng./.

 

4.63 (14 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết