Luật Hợp Đồng

Soạn thảo hợp đồng gia công may mặc

Hợp đồng gia công may mặc hay hợp đồng gia công nói chung được quy định trong Luật Thương mại 2005 và Bộ luật Dân sự 2015 là sự thỏa thuận giữa các bên về việc thực hiện các giai đoạn sản xuất hàng hóa để hưởng giá trị thù lao. Mẫu hợp đồng gia công may mặc là văn bản ghi nhận các điều khoản nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đôi bên. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin pháp lý có liên quan.

Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng gia công may mặc

Hợp đồng gia công may mặc

Quy định pháp luật về hợp đồng gia công may mặc

Khái niệm hợp đồng gia công

Theo Điều 178 Luật Thương mại 2005 gia công được định nghĩa là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao.

Khái niệm hợp đồng gia công được ghi nhận tại Điều 542 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015 là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công.

CSPL: Điều 178 Luật Thương mại 2005; Điều 542 BLDS 2015.

Khái niệm hợp đồng gia công may mặc

Hợp đồng gia công may mặc không được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật.

Tuy nhiên, dựa theo các khái niệm nêu trên, hợp đồng gia công may mặc có thể được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên, vật liệu của bên đặt gia công may mặc để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn của quá trình sản xuất hàng hóa may mặc theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao.

Các đặc điểm cơ bản của hợp đồng gia công may mặc

Nội dung của hợp đồng

Hợp đồng gia công may mặc về bản chất cũng là một dạng hợp đồng dân sự, do đó các điều khoản phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên, vẫn phải đáp ứng được các nội dung cơ bản bao gồm:

  1. Tên và địa chỉ của các bên trong hợp đồng;
  2. Nội dung và yêu cầu công việc cụ thể của hợp đồng gia công;
  3. Phương thức giao nhận nguyên vật liệu để gia công và việc nhận sản phẩm đã gia công phải ghi rõ yêu cầu về số lượng, chất lượng, nguyên liệu, định mức hao phí nguyên liệu, thời hạn giao nhận nguyên liệu;
  4. Quyền và nghĩa vụ chủ yếu của người đặt gia công và nhận gia công;
  5. Tiền thù lao và phương thức thanh toán;
  6. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng gia công;
  7. Cơ quan giải quyết tranh chấp;
  8. Các quy định khác do các bên tự thỏa thuận…

CSPL: Khoản 2 Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015.

Hình thức của hợp đồng

Quy định tại Điều 179 Luật Thương mại 2005, thì hợp đồng gia công may mặc nói riêng hay hợp đồng gia công hàng hóa nói chung thì phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Các hình thức có giá trị pháp lý tương đương bao gồm: điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

CSPL: Khoản 15 Điều 3 và Điều 179 Luật Thương mại 2005.

Đối tượng của hợp đồng

Đối tượng của hợp đồng gia công là vật được xác định trước theo mẫu, theo tiêu chuẩn mà các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Theo đó, đối tượng của hợp đồng gia công may mặc là các mẫu hàng hóa may mặc được xác định trước, theo tiêu chuẩn do các bên thỏa thuận trong hợp đồng gia công.

CSPL: Điều 543 Bộ luật Dân sự 2015.

Đặc điểm hợp đồng gia công may mặc

Đặc điểm hợp đồng gia công may mặc

Mẫu hợp đồng gia công may mặc

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG GIA CÔNG MAY MẶC

(Số: ……………/HĐGCĐH)

Hôm nay, ngày …………. tháng …………. năm …………….., Tại ……………………………..

Chúng tôi gồm có:

Bên A (Bên đặt hàng):

Tên doanh nghiệp:  …………………………………………………………………………………..

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: ………………………………………………………………………………………….

Fax: ………………………………………………………………………………………………….

Mã số thuế: …………………………………………………………………………………………

Tài khoản số: ……………………………………………………………………………………….

Do ông (bà): ………………………………………………………………………………………..

Chức vụ: ……………………………………………………………………………… làm đại diện.

Giấy ủy quyền số: … …………………… …. (Nếu không phải là giám đốc hoặc tổng giám đốc)

Viết ngày……….. tháng……….năm do ông/bà (giám đốc/ tổng giám đốc kí).

Bên B (Bên sản xuất gia công):

Tên doanh nghiệp (hoặc cơ quan): …………………………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: ………………………………………………………………………………………….

Fax: ………………………………………………………………………………………………….

Mã số thuế: …………………………………………………………………………………………

Tài khoản số: ……………………………………………………………………………………….

Do ông (bà): ………………………………………………………………………………………..

Chức vụ: …………………………………………………………………………… làm đại diện.

Giấy ủy quyền số: ………………………. (nếu có)

Viết ngày………. tháng………… năm……. do ông/ bà (giám đốc/ tổng giám đốc) ký.

Hai bên thống nhất thỏa thuận với nội dung hợp đồng như sau:

Điều 1: Đối tượng của hợp đồng

Tên sản phẩm hàng hóa cần sản xuất:

Quy cách phẩm chất: ………………………………………………………………………….

Điều 2: Nguyên liệu chính và phụ

Bên A có trách nhiệm cung ứng nguyên vật liệu chính gốm:

Bên B có trách nhiệm cung ứng các phụ liệu để sản xuất:

Điều 3. Quy trình gia công cơ khí

…………………………………………………………………………………………………

Điều 4. Giá hợp đồng gia công

Tổng chi phí gia công: … vnđ

Bao gồm các chi phí được liệt kê sẵn trong bảng kê chi tiết hóa đơn kèm theo bản hợp đồng này.

Điều 5. Vận chuyển

………………………………………………………………………………………………………Điều 6. Giao, nhận sản phẩm gia công

………………………………………………………………………………………………………

Điều 7. Trách nhiệm của 2 bên khi xảy ra rủi ro

Cho đến khi giao sản phẩm cho bên A, thì bên B sẽ là người chịu rủi ro đối với sản phẩm của nguyên vật liệu đó.

Khi mà bên A nhận hàng không đúng thời hạn như hai bên đã thỏa thuận, thì bên A sẽ phải chịu rủi ro trong thời gian chậm nhận hàng, kể cả trong trường hợp sản phẩm được tạo ra từ nguyên vật liệu của bên B.

Khi bên B giao sản phẩm không đúng hạn mà mang lại rủi ro đối với bên A thì bên B sẽ phải bồi thường thiệt hại khi xảy ra với bên A.

Điều 8. Thanh toán hợp đồng

Điều 9. Quyền và nghĩa vụ các bên

Nghĩa vụ của bên A

Quyền của bên A

Nghĩa vụ của bên B

Quyền của bên B

Điều 10. Chấm dứt hợp đồng

Điều 11. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp

Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, các bên đồng ý ưu tiên giải quyết thông qua trao đổi, thương lượng. Việc trao đổi, thương lượng này được thực hiện …lần và phải được lập thành văn bản. Nếu sau… lần tổ chức trao đổi, thương lượng mà hai bên không thỏa thuận giải quyết được tranh chấp, một bên hoặc cả hai bên có quyền đưa tranh chấp ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 12. Các thỏa thuận khác

Điều 13. Hiệu lực hợp đồng

BÊN A                                                              BÊN B

(Ký và ghi rõ họ tên)                                       (Ký và ghi rõ họ tên)

Mẫu hợp đồng gia công

Mẫu hợp đồng gia công may mặc

Dịch vụ soạn thảo hợp đồng gia công may mặc

  • Tư vấn các quy định của pháp luật như hình thức hợp đồng, các điều khoản cần có của hợp đồng gia công may mặc.
  • Tư vấn các lưu ý khi soạn thảo hợp đồng gia công may mặc.
  • Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng gia công may mặc.

Trên đây là bài viết tư vấn soạn thảo hợp đồng gia công may mặc. Nếu khách hàng muốn biết thêm thông tin về hợp đồng gia công may mặc, luật sư tư vấn soạn thảo hợp đồng… thì hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.63.63.87 hoặc email: chuyentuvanluat@gmail.com để được Luật sư của Chuyên Tư Vấn Luật tư vấn cụ thể.

4.73 (21 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 713 bài viết