Luật Đất Đai

Quy Trình Công Nhận Một Con Đường Trên Bản Đồ Địa Chính

Nếu bạn có một diện tích đất đã được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tuy nhiên, trong giấy chứng nhận lại thể hiện luôn phần đường thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bạn là một con đường nội bộ. Vậy, việc thể hiện con đường thuộc sở hữu của bạn là lối đi chung như vậy có đúng không? Hãy xem xét bài viết về quy trình công nhận một con đường trên bản đồ địa chính sau đây để có câu trả lời.

Quy trình công nhận một con đường trên bản đồ địa chính

Con đường nào sẽ được thể hiện trên bản đồ địa chính?

Theo quy định tại điểm 2.5 khoản 2 Điều 8 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 thì con đường được thể hiện trên bản đồ địa chính gồm: đường bộ (kể cả đường trong khu dân cư, đường trong khu vực đất nông nghiệp, lâm nghiệp phục vụ mục đích công cộng) và các công trình có liên quan đến đường giao thông như cầu, cống, hè phố, lề đường, chỉ giới đường, phần đắp cao, xẻ sâu.

Quy định về đường nội bộ

Theo tiêu chuẩn xây dựng VN 1- năm 2007 (Phân loại đường phố trong đô thị) ban hành kèm theo Quyết định 22/2007/QĐ-BXD ngày 30/5/2007 của Bộ trưởng Bộ xây dựng về việc ban hành TCXDVN 104: 2007 “Đường đô thị – yêu cầu thiết kế” thì Đường nội bộ là đường giao thông trong phạm vi phường, khu ở, khu công nghiệp, khu chung cư, khu công trình công cộng hay thương mại…

Theo luật đất đai năm 2013, đường nội bộ là hệ thống hạ tầng kỹ thuật được sử dụng vào mục đích công cộng, thuộc diện nhà nước quản lý hoặc đã giao cho Chủ đầu tư quản lý theo nội dung dự án đã được phê duyệt. Đường nội bộ không thuộc quyền sở hữu quyền sử dụng đất riêng của bất kỳ ai. Việc quản lý và sử dụng được thực hiện theo các chủ trương và văn bản của cơ quan nhà nước và các cơ quan chức năng có thẩm quyền khác.

Ký hiệu vẽ đường bộ trên bản đồ địa chính

Tại điểm 6.2 Mục I Phụ lục số 1 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT có quy định “… Đường có độ rộng tại thực địa từ 0,5 m trở lên trên bản đồ phải vẽ bằng 2 nét (vẽ theo tỷ lệ). Nếu đường nằm trong thửa đất lớn và thuộc phạm vi khuôn viên của thửa đất đó (ví dụ: đường nội bộ trong khuôn viên khu triển lãm, khu công viên…) vẽ bằng nét đứt và chỉ vẽ phần mặt đường…”. Như vậy, đường nội bộ rộng từ 0.5m được vẽ trên bản đồ bằng nét đứt.

Thủ tục thể hiện một con đường trên bản đồ địa chính

Muốn thể hiện một con đường trên bản đồ địa chính thì phải tuân theo trình tự, thủ tục sau:

Thủ tục công nhận một con đường trên bản đô địa chính

Một là, hiến đất làm đường chung

Cá nhân, cộng đồng có quyền hiến đất làm đường chung. Lúc này, theo quy định tại 457,458 Bộ luật dân sự 2015, người hiến đất phải làm hợp đồng tặng cho đất được lập thành văn bản và phải có công chứng, chứng thực.

Hai là, đăng ký biến động đất đai

Đối với việc hiến đất làm đường chung thuộc trường hợp có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất phải được đăng ký biến động theo quy định tại điểm m khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013.

Theo Điều 85 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc tại UBND cấp xã hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của UBND cấp tỉnh. Hồ sơ gồm:

  • Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
  • Văn bản chấp thuận thay đổi hạn chế của người có quyền lợi liên quan, được UBND cấp xã chấp thuận

Ba là, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận

Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ.

Trường hợp nộp hồ sơ tại UBND cấp xã thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, UBND cấp xã phải chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ.

Bốn là, xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp – Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

Thời gian thực hiện đăng ký biến động không quá 15 ngày.

Như vậy, trả lời câu hỏi đầu bài viết, nếu con đường đó thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bạn, bạn không hiến đất làm đường, không đăng ký biến động đất đai thì con đường đó vẫn thuộc quyền sở hữu của bạn, việc cơ quan có thẩm quyền thể hiện đó là “lối đi chung” trên bản đồ địa chính hay Giấy chứng nhận là sai.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến vấn đề “Quy trình công nhận một con đường trên bản đồ địa chính”. Trường hợp quý khách có vấn đề nào chưa rõ, cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn.

4.81 (16 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết

8 thoughts on “Quy Trình Công Nhận Một Con Đường Trên Bản Đồ Địa Chính

  1. Avatar
    Quỳnh says:

    Nhà mình muốn mua đường đi lên vườn nhưng đất đó người ta không chịu bán.
    Nhưng người ta kêu là cứ đi vậy.
    Họ cho đi mà không chịu bán.
    giờ nhà mình muốn bán đất ở rẫy thì phải mua con đường đó.
    Nhờ luật sư giúp mình tình trạng này với ạ.
    Có cách nào không mua đường họ vẫn cho đi không.
    Có luật không ạ? Đường đó có 5 hộ đi chung

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Quỳnh, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về chuyentuvanluat.com
      Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
      Theo quy định tại Khoản 1 Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền về lối đi qua như sau:
      “Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
      Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
      Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
      Như vậy, trong trường hợp này, bạn có quyền yêu cầu người có quyền sử dụng đất về lối đi qua cho bạn một lối đi hợp lý nhất và bạn có thể thỏa thuận với chủ sở hữu để đền bù cho họ, trong trường hợp các bên có thỏa thuận không nhận tiền đền bù thì bạn có quyền sử dụng đường lên vườn mà không cần trả tiền đền bù cho họ.
      Trên đây là tư vấn của chúng tôi, nếu bạn có vấn đề gì chưa rõ, xin hãy liên hệ qua Hotline: 0908 748 368 để được tư vấn miễn phí.

  2. Avatar
    Vũ Thị Minh Đức says:

    Nhà tôi đang thủ tục chia đất cho con trong đó có trích lại để làm đường rộng 3m.Nhưng khi nộp hồ sơ lên văn phòng ĐKĐĐ thì họ trả lại hồ sơ vì họ bảo phần đất thổ cư trích ra để làm đường thì họ có thế trừ để trích ra làm đường nhưng phần đường trừ vào đất nông nghiệp thì họ không trừ được mà phải sang phòng tài nguyên.Sang phòng tài nguyên thì họ lại bảo bên này họ chỉ trừ làm đường khi có chính sách của xã còn về đường khi chuyển nhượng đất và tặng cho thì họ không có quyền.Vậy luật sư có thể cho tôi biết nhà tôi phải làm như nào để còn làm thủ tục chia đất không ạ?

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Vũ Thị Minh Đức
      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyentuvanluat.com.
      Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:
      Căn cứ Điều 254 Bộ luật dân sự 2015 và Điều 171 Luật đất đai 2013 thì bạn có thể thỏa thuận về việc làm lối đi chung giữa bạn và con của bạn. Sau khi thỏa thuận về lối đi chung, bạn làm thủ tục tặng cho đất theo quy định của Luật đất đai và yêu cầu VPĐk Đất đai thực hiện việc ghi nhận lối đi chung vào quyền sử dụng đất của bạn.
      Trân trọng.

  3. Avatar
    Trịnh Vĩnh Hiếu says:

    chào luật sư . Nhà tôi có mãnh đất 2000m2 và có 1 con đường đi xuống rộng 3m dài 40m (chủ sở hữu của tôi). Hiện tại UBND phường muốn tôi thoả thuận làm đường dân sinh, nhưng chỉ làm tầm 5-10m làm đường chung. Hiện tại tôi không đồng ý.
    Tôi muốn tham khảo ý kiến của luật sư về vấn đề này . Xin cảm ơn

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Xin chào bạn Trịnh Vĩnh Hiếu, vấn đề của bạn chuyentuvanluat xin được tư vấn như sau:
      vì đất thuộc sở hữu của bạn (có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) theo đó bạn có quyền đối với phần đất trên.
      trong việc làm đường dân sinh trên vì có phần đất của bạn do đó phải có văn bản thể hiện bạn đồng ý tặng đất cho nhà nước cụ thể “Cá nhân, cộng đồng có quyền hiến đất làm đường chung. Lúc này, theo quy định tại 457,458 Bộ luật dân sự 2015, người hiến đất phải làm hợp đồng tặng cho đất được lập thành văn bản và phải có công chứng, chứng thực”. Theo đó việc bạn đồng ý hay không phụ thuộc vào bạn, nếu bạn không đồng ý thì UBND không được sử dụng phần đất của bạn.
      Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn, mọi thắc mắc vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua hotline 0908 748 368 để được hỗ trợ.
      Xin cảm ơn.

  4. Avatar
    Nguyen huy says:

    Ls cho e hỏi hiện nay nhà em đanh đi chung trên một con đường 4m nhưng 3 người hàng xóm bên cạnh nói đường này là do 3 anh em họ đứng tên chung và có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nhưng e kiểm tra thực tế trên sơ đồ lưới địa chính năm 2005 thì con đường đó k có số thửa đât và diện tích, sơ đồ lưới vẽ hai đường song song giống như đường nội bộ của nhà e. Vậy cho e hỏi có phải bất kỳ thửa đất nào, dù là đường đi nhưng nếu đứng tên thì thửa đất đó phải có số thửa và diện tích cụ thể phải không ạ

    • Avatar
      Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, sổ đỏ là một trong những căn cứ chứng minh quyền sử dụng đất đối với một diện tích đất, do đó, trường hợp người nay không có sổ đỏ và tại cơ quan đất đai không ghi nhận quyền sử dụng đất của những người nói trên, thì họ không có quyền cấm bạn đi ngang qua phần diện tích làm đường này.
      Trân trọng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *