Luật Lao Động

Nghĩa vụ thông báo của người sử dụng lao động trong quan hệ lao động?

Nghĩa vụ thông báo của người sử dụng lao động trong quan hệ lao động được hiểu là nghĩa vụ của người sử dụng lao động, là việc người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động biết những vấn đề quan trọng trong hợp đồng lao động, để đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động trong quan hệ lao động đó. Chuyên tư vấn luật sẽ giúp các bạn đọc hiểu rõ vấn đề như sau:

Nghĩa vụ thông báo của người sử dụng lao động trong quan hệ lao động

>>>Xem thêm: Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động bằng email công ty có hợp lệ không?

Thông báo về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động

Cung cấp thông tin trước khi giao kết hợp đồng lao động

 Theo điều 16 Bộ luật lao động (BLLĐ) 2019 thì khi giao kết hợp đồng lao động người sử dụng phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho người lao động những thông tin xác thực cho người lao động về: Công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn lao động, vệ sinh lao động, tiên lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu.

Giao kết và thực hiện hợp đồng lao động

Thông báo khi sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động

Theo khoản 1 điều 33 BLLĐ 2019 thì: Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu người sử dụng có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

Thông báo kết thúc thời gian thử việc

Theo quy định tại điều 27 BLLĐ 2019, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động khi kết thúc thời gian thử việc vì:

  • Nếu thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
  • Còn nếu thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.

Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động

Trong những trường hợp được quy định tại khoản 1 điều 29 BLLĐ 2019 như sau: Gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Thì người sử dụng lao động có quyền tạm thời chuyển người lao động sang công việc khác trong khoảng thời gian được quy định tại khoản 1 điều 29 BLLĐ 2019. Vì vậy, khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 điều 29 BLLĐ 2019, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.

Thông báo khi chấm dứt hợp lao động

Người sử dụng lao động có nghĩa vụ thông báo cho người lao động bằng văn bản khi chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp được được quy định dưới đây. Tuy nhiên nếu người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động thì thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động tính từ thời điểm có thông báo chấm dứt hoạt động; Trường hợp người sử dụng lao động không phải là cá nhân bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật theo quy định tại Khoản 7 điều 34 BLLĐ 2019 thì thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động tính từ ngày ra thông báo.

Chấm dứt hợp lao động

Hợp đồng lao động chấm dứt theo thời hạn, quy định trong hợp đồng

Những trường hợp: hết hạn hợp đồng lao động, trừ quy định tại Điều 156 BLLĐ 2019; trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc được quy định tại Khoản 1, 2, 3, 12, 13 Điều 34 BLLĐ 2019 thì người sử dụng lao động chỉ phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần phải bảo đảm thời gian báo trước.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

>>>Xem thêm: Bồi thường thiệt hại do bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động? Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp được quy định tại khoản 1 điều 36 BLLĐ 2019 và phải báo trước cho người lao động được quy định tại khoản 2 điều 36 BLLĐ 2019 như sau:

  • Đối với hợp lao động không xác định thời hạn thì phải báo trước ít nhất 45 ngày;
  • Đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng thì phải báo trước ít nhất 30 ngày;
  • Đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục thì thời gian báo trước ít nhất 03 ngày làm việc.

Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế

Những trường hợp được coi là thay đổi cơ cấu, công nghệ hay vì lý do kinh tế được  quy định tại khoản 1,2 điều 42 BLLĐ 2019. Và việc cho thôi việc đối với người lao động trong trường hợp này chỉ được tiến hành sau khi thỏa mãn hai điều kiện dưới đây:

  • Đã trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên;
  • Phải thông báo trước 30 ngày cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cho người lao động.

Ngoài ra trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động hay trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo khoản 3,4 điều 42 và điều 44 BLLĐ 2019 thì người sử dụng lao động phải trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và phương án sử dụng lao động phải được thông báo công khai cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được thông qua.

Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Trường hợp quy định tại điều 43 BLLĐ 2019, ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động phải xây dựng phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 BLLĐ 2019, có nghĩa là trong trường hợp này người sử dụng lao động có nghĩa vụ thông báo công khai cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được thông qua phương án sử dụng lao động.

Thông báo khi cho thuê lại lao động

Doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động trong trường hợp Doanh nghiệp cho thuê lại lao động quy định tại mục 5 BLLĐ 2019 và khoản 1 điều 56 BLLĐ 2019.

Liên hệ luật sư

Đội ngũ luật sư tại Chuyên Tư Vấn Luật là những luật sư cựu cuội trong nghề, mỗi luật sư bằng chuyên môn, nhiệt huyết và đạo đức nghề nghiệp sẵn sàng hỗ trợ mọi thủ tục pháp lý khi Quý khách tin chọn. Để được hỗ trợ, Quý khách có thể lựa chọn qua các hình thức:

Tư vấn trực tiếp

  • Trụ sở công ty: Tầng 14 Tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP.HCM.
  • Văn phòng giao dịch: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.

Tư vấn trực tuyến

Trên đây là toàn bộ bài viết tư vấn của chúng tôi về Nghĩa vụ thông báo của người sử dụng lao động trong quan hệ lao động. Hy vọng bài viết có thể giúp ích, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này hoặc cần Vấn Luật Lao Động hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900 63 63 87. Xin cảm ơn.

4.7 (20 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 755 bài viết