Luật Đất Đai

Mẫu hợp đồng ủy quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất mới nhất

Mẫu hợp đồng ủy quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải bao gồm những nội dung hướng dẫn cụ thể để người đọc có thể dễ sử dụng trong thực tiễn. Bài viết sau đây về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, ủy quyền, mẫu hợp đồng ủy quyền, điều kiện về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nội dung hợp đồng,… chúng tôi mong muốn cung cấp các thông tin pháp lý về nhà đất, quyền tài sản,…mới nhất, xin mời quý bạn đọc tham khảo.

Ủy quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đấtỦy quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Quy định về hợp đồng ủy quyền theo pháp luật

Khi nào được ủy quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Căn cứ theo Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng ủy quyền được quy định như sau:Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Như vậy, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thông qua hợp đồng ủy quyền là việc mà ký hợp đồng ủy quyền để thay mặt chủ sở hữu thực hiện việc chuyển nhượng. Việc chuyển nhượng thông thường được thực hiện khi chủ sở hữu không thể tự mình hoặc không muốn tự mình thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Hiện nay không có quy định cụ thể về những trường hợp được quyền ủy quyền theo pháp luật. Vì vậy, việc ủy quyền sẽ được thực hiện theo nhu cầu của chủ sở hữu quyền sử dụng đất và người nhận ủy quyền.

Nội dung hợp đồng ủy quyền

Việc ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản ủy quyền. Nội dung văn bản ủy quyền thông thường sẽ bao gồm:

  • Các thông tin của bên ủy quyền và bên được ủy quyền;
  • Nội dung quyền và nghĩa vụ của các bên (phạm vi ủy quyền);
  • Thời gian ủy quyền;
  • Phí thanh toán (nếu có);
  • Chữ ký xác nhận của các bên và từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc văn phòng/ phòng công chứng (nếu có).

Về nội dung và phạm vi ủy quyền thì các bên tự thỏa thuận. Tuy nhiên, các nội dung ủy quyền và phạm vi ủy quyền không được vi phạm điều cấm của Luật, trái đạo đức xã hội. Về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng ủy quyền được quy định từ điều 565 đến điều 568, Bộ luật Dân sự 2015.

CSPL: Mục 13 Bộ luật Dân sự 2015

>>>Xem thêm: Bán đất bằng hình thức hợp đồng ủy quyền có hợp pháp không?

Điều kiện hợp đồng ủy quyền có hiệu lực

Căn cứ quy định tại Điều 117, Điều 407, Điều 408, Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015 về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau:

  • Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
  • Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
  • Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
  • Hình thức của hợp đồng ủy quyền là văn bản
  • Đối tượng hợp đồng có thể thực hiện được.

Điều kiện để chuyển nhượng quyền sử dụng đất     

Quy định về chuyển nhượng quyền sử dụng đấtQuy định về chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Căn cứ theo Điều 188 Luật Đất đai 2013 cho phép thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong trường hợp:

  • Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Đất không có tranh chấp;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  • Còn thời hạn sử dụng đất;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  • Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền và có hiệu lực từ khi đăng ký vào sổ địa chính.

Ngoài ra, chuyển nhượng đất nông nghiệp còn phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 191 Luật Đất đai 2013  như:

  • Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
  • Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  • Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
  • Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.

Mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thông thường sẽ phải bao gồm các nội dung sau:

  • Thông tin của các bên
  • Thông tin về quyền sử dụng đất được chuyển nhượng
  • Giá và phương thức thanh toán
  • Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng
  • Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng

Tuy nhiên, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình được tối đa và hạn chế những rủi ro pháp lý trong tương lai các chủ thể cần phải cụ thể hơn nữa các quy định tại hợp đồng. Việc thỏa thuận chi tiết các nội dung tại hợp đồng sẽ góp phần hạn chế các tranh chấp có thể xảy ra trong tương lai.

>>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Luật sư soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Đội ngũ luật sư chuyên nghiệpĐội ngũ luật sư chuyên nghiệp

  • Tư vấn hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
  • Hỗ trợ soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng
  • Hỗ trợ khách hàng giải quyết các tranh chấp phát sinh
  • Hỗ trợ thực hiện thủ tục chuyển nhượng
  • Tư vấn về các phí và lệ phí phải nộp
  • Hỗ trợ thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng
  • Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của khách hàng.

Để thực hiện ủy quyền cho chuyển nhượng quyền sử dụng đất các bên cần đáp ứng những điều kiện về mặt nội dung, chủ thể như thế nào đã được chúng tôi giải đáp tại bài viết. Quý khách hàng nếu có bất kỳ thắc mắc về quy định hoặc mong muốn được giải đáp thêm về các vấn đề pháp lý khác liên quan vui lòng liên hệ qua hotline 1900.63.63.87 của chúng tôi để được đội ngũ LUẬT SƯ TƯ VẤN hỗ trợ chính xác và kịp thời.

4.6 (18 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 900 bài viết