Luật Lao Động

Tư vấn đền bù chi phí đào tạo đối với viên chức

Tư vấn đền bù chi phí đào tạo đối với viên chức sẽ giúp quý khách hàng biết được các trường hợp viên chức phải đền bù chi phí đào tạo, cách tính chi phí và điều kiện được giảm chi phí. Chuyên Tư Vấn Luật sẽ cung cấp các thông tin liên quan chi phí đào tạo, nghĩa vụ bồi thường chi phí đào tạo của viên chức, đền chi phí đào tạo thông qua bài viết sau.

Tư vấn đền bù cho viên chứcTư vấn đền bù cho viên chức

Khi nào viên chức phải đền bù chi phí đào tạo?

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 101/2017/NĐ-CP  ban hành ngày 01/09/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; cụ thể viên chức sẽ phải đền bù chi phí đào tạo khi thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo.
  • Không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp.
  • Đã hoàn thành và được cấp văn bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết quy định tại Điều 5 hoặc Điều 6 Nghị định 101/2017/NĐ-CP.

Viên chức sau khi được đào tạo sau đại học cần lưu ý các trường hợp trên để tránh rơi vào trường hợp phải đền bù chi phí đào tạo.

>>Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục yêu cầu người lao động bồi thường chi phí đào tạo khi đơn phương nghỉ việc

Bồi thường chi phí đào tạo đối với viên chức được tính như thế nào theo luật

Theo Điều 8 Nghị định 101/2017/NĐ-CP quy định về khái niệm chi phí đền bù đào tạo như sau: Chi phí đền bù bao gồm học phí và tất cả các khoản chi khác phục vụ cho khóa học, không tính lương và các khoản phụ cấp (nếu có).

Cách tính chi phí đền bù

Phương thức tính chi phí đền bù được quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 101/2017/NĐ-CP như sau:

  • Đối với trường hợp quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 7 Nghị định 101/2017/NĐ-CP, cán bộ, công chức, viên chức phải trả 100% chi phí đền bù;
  • Đối với các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 101/2017/NĐ-CP, chi phí đền bù được tính theo công thức sau:

Trong đó:

  • S là chi phí đền bù;
  • F là tổng chi phí do cơ quan, đơn vị cử cán bộ, công chức, viên chức đi học chi trả theo thực tế cho 01 người tham gia khóa học;
  • T1 là thời gian yêu cầu phải phục vụ sau khi đã hoàn thành khóa học (hoặc các khóa học) được tính bằng số tháng làm tròn;
  • T2 là thời gian đã phục vụ sau đào tạo được tính bằng số tháng làm tròn.

Trên đây là cách tính chi phí đền bù chi phí đào tạo đối với người lao động nói chung, viên chức nói riêng.

Điều kiện được giảm chi phí đền bù

Điều kiện để được giảm chi phí đền bù được quy định tại Điều 9 Nghị định 101/2017/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

  • Mỗi năm công tác của cán bộ, công chức, viên chức (không tính thời gian tập sự và thời gian công tác sau khi được đào tạo) được tính giảm 1% chi phí đền bù.
  • Trường hợp là nữ hoặc là người dân tộc thiểu số thì mỗi năm công tác được tính giảm tối đa 1,5% chi phí đến bù.

Viên chức sẽ được giảm chi phí đền bù chi phí đào tạo nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên.

Đền bù chi phí đào tạoĐền bù chi phí đào tạo

Luật sư tư vấn đền bù chi phí đào tạo đối với viên chức

Tư vấn quy định về đền bù chi phí đào tạo

Chuyên Tư Vấn Luật xin cung cấp dịch vụ tư vấn đền bù chi phí đào tạo đối với viên chức sau:

  • Tư vấn các trường hợp viên chức phải đền bù chi phí đào tạo đền bù chi phí đào tạo của viên chức.
  • Tư vấn cách tính chi phí đào tạo.
  • Tư vấn điều kiện được giảm chi phí đào tạo.
  • Tư vấn hướng xử lý, giải quyết các vấn đề phát sinh có thể xảy ra trong quá trình giải quyết tranh chấp.
  • Tư vấn thời gian trả chi phí đền bù chi phí đào tạo.

Soạn thảo đơn từ cho viên chức

Luật sư chúng tôi cũng đồng thời cung cấp dịch vụ soạn thảo đơn từ cho viên chức như sau:

  • Soạn thảo đơn khiếu nại đền bù chi phí đào tạo.
  • Soạn thảo đơn đề nghị, đơn yêu cầu
  • Tư vấn các mẫu đơn từ cho viên chức về các vấn đề liên quan đến chi phí đào tạo.
  • Hướng dẫn viết đơn từ cho viên chức về các vấn đề liên quan đến chi phí đào tạo.

Đây là một vài dịch vụ soạn thảo của Chuyên Tư Vấn Luật cung cấp cho quý khách hàng về chi phí đào tạo.

Luật sư giải quyết tranh chấp đền bù chi phí đào tạo

Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên tư vấn dày dặn kinh nghiệm, tham gia bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong các vụ việc tương tự dưới đây  Chuyên Tư Vấn Luật có các dịch vụ tư giải quyết tranh chấp sau đây:

  • Soạn thảo toàn bộ đơn từ, văn bản trong quá trình giải quyết tranh chấp.
  • Soạn thảo hồ sơ khiếu nại và tư vấn trình tự thủ tục khiếu nại cho khách hàng
  • Tư vấn, hướng dẫn cho người khởi kiện về án phí, lệ phí Tòa án.
  • Tư vấn, hướng dẫn thủ tục, quy trình khởi kiện giải quyết tranh chấp đối với viên chức tại Tòa án.
  • Tư vấn việc nộp đơn khởi kiện, đơn phản tố, đơn kháng cáo và các giấy tờ có liên quan.
  • Tư vấn về cách giải quyết tranh chấp có lợi cho khách hàng.
  • Đại diện theo ủy quyền giải quyết tranh chấp tại Tòa án.
  • Đại diện theo ủy quyền thực hiện các thủ tục pháp lý có liên quan khi giải quyết tranh chấp.

Trên đây là những dịch vụ tiêu biểu của chúng tôi. Ngoài các dịch vụ trên, chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ tư vấn khác nhau về giải quyết tranh chấp đền bù chi phí đào tạo tùy theo tình huống.

Tư vấn đền bù chi phí đào tạoTư vấn đền bù chi phí đào tạo

Như vậy, cán bộ, công chức, viên chức tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo phải đền bù chi phí đào tạo. Bài viết trên đây Chuyên Tư Vấn Luật đã cung cấp các thông tin về cách tính chi phí đền bù cũng như điều kiện để được giảm chi phí đào tạo phải đền bù. Nếu quý khách còn thắc mắc cần Luật sư Lao động tư vấn vui lòng liên hệ qua 1900636387 để được hỗ trợ kịp thời.

4.7 (20 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 755 bài viết