Luật Lao Động

Thủ tục khởi kiện tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án

Thủ tục khởi kiện tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án là vấn đề xảy ra phổ biến, tuy nhiên, không phải cá nhân nào cũng nắm rõ các quy định của pháp luật lao động để có thể khởi kiện bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Bài viết sau đây của Chuyên Tư Vấn Luật sẽ cung cấp đến bạn đọc những thông tin cần thiết và dịch vụ luật sư tư vấn về thủ tục khởi kiện tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án uy tín, chính xác.Thủ tục khởi kiện tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án

Thủ tục khởi kiện tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án

Tranh chấp lao động cá nhân theo quy định của pháp luật

  • Tranh chấp lao động cá nhân là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động hoặc tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động như tranh chấp giữa người lao động với người sử dụng lao động; giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 179 Bộ luật Lao động 2019.
  • Mục đích của tranh chấp lao động cá nhân: thông thường, các tranh chấp phát sinh do sự vi phạm quyền, nghĩa vụ của một hoặc cả hai bên trên cơ sở hợp đồng lao động.
  • Quy mô tranh chấp lao động cá nhân: trên thực tế, tranh chấp lao động cá nhân tuy nhiều nhưng do chỉ phát sinh giữa một hoặc vài người lao động, người sử dụng lao động nên quy mô tranh chấp này còn nhỏ lẻ, đơn giản.

Điều kiện để người lao động khởi kiện tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án

  • Người khởi kiện phải là người có quyền khởi kiện: cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định tại Điều 186, Điều 187 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
  • Người có quyền khởi kiện có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự: cá nhân có khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự theo quy định tại Điều 69 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.Điều kiện để người lao động khởi kiện tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án

Điều kiện để người lao động khởi kiện tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án

>>> Xem thêm: Trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Tòa án

  • Hòa giải viên lao động: Tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải.
  • Hội đồng trọng tài lao động: Trên cơ sở đồng thuận, các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp trong trường hợp nhất định.
  • Tòa án: Tòa án có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp lao động cá nhân được quy định trong Bộ luật Tố tụng Dân sự. Ngoài ra, các bên có thể yêu cầu giải quyết khi Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc các bên không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động.

Cơ sở pháp lý: Điều 187, 188, 189 Bộ luật Lao động 2019, khoản 1 Điều 32 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Trình tự, thủ tục khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

Theo quy định tại khoản 4, 5 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì người khởi kiện phải chuẩn bị các tài liệu sau:

  • Đơn khởi kiện theo Mẫu 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP.
  • CCCD/CMND/Hộ chiếu
  • Các tài liệu liên quan đến quan hệ lao động như: Hợp đồng lao động, hợp đồng học nghề, quyết định xử lý kỷ luật sa thải hoặc quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, biên bản họp xét kỷ luật người lao động,…
  • Nếu người sử dụng lao động khởi kiện thì phải nộp thêm các giấy tờ tài liệu về tư cách pháp lý của doanh nghiệp như giấy phép đầu tư, giấy đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập doanh nghiệp; Điều lệ, nội quy lao động, biên bản họp xét kỷ luật người lao động,…
  • Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (ghi rõ số lượng bản chính, bản sao).

Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.

Bước 2: Nộp đơn khởi kiện

Sau khi chuẩn bị hồ sơ khởi kiện như đã đề cập ở mục trên, người khởi kiện nộp đơn đến Tòa án bằng một trong các hình thức sau, theo quy định tại khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa.
  • Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính (gửi qua bưu điện).
  • Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Bước 3: Xử lý đơn khởi kiện

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
  • Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này;
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Bước 4: Thụ lý vụ án

Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.

Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.

(Căn cứ Điều 195 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)

Bước 5: Chuẩn bị xét xử

Căn cứ điều 203  khoản 1 mục a  Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015:

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì thời hạn chuẩn bị xét xử đối với những tranh chấp về hôn nhân và gia đình là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

  • Lập hồ sơ vụ án theo quy định tại Điều 198 của Bộ luật này;
  • Xác định tư cách đương sự, người tham gia tố tụng khác;
  • Xác định quan hệ tranh chấp giữa các đương sự và pháp luật cần áp dụng;
  • Làm rõ những tình tiết khách quan của vụ án;
  • Xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật này;
  • Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  • Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn;
  • Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật này.

Sau khi thực hiện các công việc trong phạm vi quyền hạn của mình, Thẩm phán ra một trong các quyết định sau đây:

  • Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự;
  • Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;
  • Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;
  • Đưa vụ án ra xét xử.

Bước 6: Đưa vụ án ra xét xử ở phiên tòa sơ thẩm

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, tùy từng trường hợp, Thẩm phán ra một trong các quyết định sau đây:

  • Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự;
  • Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;
  • Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;
  • Đưa vụ án ra xét xử.

Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải có các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 220 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và phải được gửi cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định.

Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.

(Căn cứ khoản 3, 4 Điều 203, Điều 220 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)

Trình tự, thủ tục khởi kiện

Trình tự, thủ tục khởi kiện

>>> Xem thêm: Thủ Tục Giải Quyết Tranh Chấp Lao Động

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

  • Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
  • Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
  • Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
  • Trong trường hợp người yêu cầu chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do khác theo quy định của pháp luật mà không thể yêu cầu đúng thời hạn quy định thì thời gian có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do đó không tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.

Cơ sở pháp lý: Điều 190 Bộ luật Lao động 2019.

Tư vấn thủ tục khởi kiện tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án

  • Tư vấn các vấn đề phát sinh tranh chấp lao động cá nhân (thủ tục khởi kiện, thủ tục hòa giải lao động, trình tự thủ tục xử lý kỷ luật lao động, bồi thường thiệt hại…);
  • Luật sư đưa ra lời tư vấn, hướng xử lý vấn đề nhằm giúp khách hàng tháo gỡ những vướng mắc về thủ tục về tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án;
  • Soạn thảo đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, chuẩn bị hồ sơ liên quan đến thủ tục khởi kiện;
  • Trực tiếp tham gia với tư cách đại diện theo ủy quyền cho khách hàng nhằm giải quyết, liên hệ và làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Tư vấn, hỗ trợ pháp lý với đội ngũ các luật sư, chuyên gia pháp lý giàu kinh nghiệm, giải đáp mọi vướng mắc, đáp ứng được những mong muốn mà khách hàng yêu cầu theo quy định của pháp luật.

>>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp lao động trong doanh nghiệp

Những thông tin về trình tự khởi kiện, thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân đã được cung cấp thông qua bài viết dưới đây. Ngoài ra Quý khách cần lưu ý đến điều kiện để người lao động có thể khởi kiện tranh chấp lao động tại Tòa án phù hợp theo quy định. Nếu bạn đọc còn bất kỳ vấn đề thắc mắc hoặc chưa rõ liên quan đến vấn đề này cần được tư vấn, vui lòng liên hệ theo hotline: 1900.63.63.87 để được tư vấn luật lao động chi tiết. Xin cảm ơn.

>>>Bài viết có thể bạn quan tâm:

4.7 (19 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 823 bài viết