Hiện nay do nhiều lý do mà người lao động tự ý nghỉ ngang hoặc chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Chính vì vậy mà nhiều lao động họ thắc mắc rằng việc nghỉ ngang có được hưởng bảo hiểm xã hội không? Pháp luật quy định cụ thể như thế nào. Để trả lời câu hỏi trên, chúng tôi xin giải đáp tương đối dưới đây theo văn bản pháp luật lao động và luật bảo hiểm xã hội như sau:
Người lao động nghỉ việc ngang có được hưởng bảo hiểm xã hội?
Mục Lục
Nghỉ việc ngang được hiểu như thế nào?
Theo quy định hiện hành, ta có thể hiểu rằng nghỉ việc ngang là việc người lao động tự ý nghỉ việc không có thông báo trước hay chấm dứt hợp đồng lao động vi phạm pháp luật về thông báo trước.
Các trường hợp nghỉ ngang theo quy định tại Điều 35 và Điều 39 Bộ luật lao động 2020 bao gồm các trường hợp nghỉ việc vi phạm thòi hạn báo trước, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2020.
Điều kiện để được hưởng bảo hiểm xã hội?
Khi người lao động làm việc cho người sử dụng lao động được người sử dụng lao động đóng tham gia bảo hiểm xã hội căn cứ vào Điều 186 Bộ luật lao động 2012 hoặc tự mình đăng ký nếu có thỏa thuận với người sử dụng lao động thì người lao động được hưởng bảo hiểm xã hội với các chế độ như sau (khoản 1, 2 Điều 4 Luật bảo hiểm xã hội 2014):
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc với các chế độ: Ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử tuất.
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Hưu trí; Tử tuất.
Quy định cụ thể và chi tiết việc người lao động được hưởng bảo hiểm xã hội được quy định tại Chương III. Bảo hiểm xã hội bắt buộc và chương IV Bảo hiểm xã hội tự nguyện của Bộ luật lao động 2012.
Người lao động nghỉ ngang có được hưởng bảo hiểm xã hội?
Không có quy định nào trong luật lao động quy định rằng người lao động nghỉ ngang thì không được hưởng bảo hiểm xã hội.
Người lao động vẫn được hưởng BHXH nếu đủ điều kiện được hưởng
Việc nghỉ ngang hay nói theo thuật ngữ pháp lý là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, chế độ trách nhiệm cho hành vi trên của người lao động được quy định tại Điều 40 Bộ luật lao động 2020 như sau:
- Một, không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
- Hai, nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
- Ba, phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động.
Riêng theo pháp luật bảo hiểm xã hội thì người lao động vẫn được hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định với các chế độ được quy định trong Luật bảo hiểm xã hội 2014.
Trên đây là nội dung liên quan về người lao động “Nghỉ ngang có được hưởng bảo hiểm xã hội không?”. Trong trường hợp Quý khách cần tư vấn chi tiết hoặc đang có những vấn đề liên quan pháp luật lao động cần tư vấn, hãy liên hệ ngay với Chuyên Tư Vấn Luật theo số hotline 1900 63 63 87 để được hỗ trợ tận tình.