Luật Lao Động

Khi nào người lao động nhận được bồi thường tai nạn lao động?

Khi nào người lao động nhận được bồi thường tai nạn lao động? Khi tham gia lao động, người lao động phải đối mặt với nguy cơ xảy ra tai nạn lao động. Người lao động cần phải làm gì để được bồi thường, trợ cấp và chế độ tai nạn lao động, chuẩn bị hồ sơ như thế nào để được nhận bồi thường tai nạn lao động. Bài viết này Chuyên Tư Vấn Luật sẽ cung cấp đến Quý bạn đọc các vấn đề pháp lý trên.

Bồi thường tai nạn lao động

Bồi thường tai nạn lao động

Người lao động được bồi thường tai nạn lao động khi nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH người lao động được bồi thường tai nạn lao động trong các trường hợp:

  • Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người lao động này gây ra; trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH.
  • Người lao động bị bệnh nghề nghiệp làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do bệnh nghề nghiệp khi đang làm việc cho người sử dụng lao động, hoặc trước khi nghỉ hưu, trước khi thôi việc, trước khi chuyển đến làm việc cho người sử dụng lao động khác (không bao gồm các trường hợp người lao động bị bệnh nghề nghiệp do làm các nghề, công việc cho người sử dụng lao động khác gây nên).

Quy định về bồi thường tai nạn lao động

Mức bồi thường tai nạn lao động theo quy định pháp luật

Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH do Bộ Lao động Thương binh và xã hội ban hành ngày 28/12/2021, mức bồi thường đối với người bị tai nạn lao động được tính như sau:

  • Ít nhất bằng 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
  • Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì cứ tăng 1% sẽ được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH:

Tbt = 1,5 + {(a – 10) x 0,4}

Trong đó:

  • Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ 11% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);
  • 1,5: Mức bồi thường khi suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%;
  • a: Mức (%) suy giảm khả năng lao động của người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  • 0,4: Hệ số bồi thường khi suy giảm khả năng lao động tăng 1%.

Mức bồi thường khi xảy ra tai nạn lao động

Mức bồi thường khi xảy ra tai nạn lao động

Thời hạn thực hiện bồi thường, trợ cấp

Theo Điều 7 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH do Bộ Lao động Thương binh và xã hội ban hành ngày 28/12/2021 quy định về thời thực hiện bồi thường, trợ cấp cho người bị tai nạn lao động như sau:

  • Quyết định bồi thường, trợ cấp của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải được hoàn tất trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được biên bản giám định của Hội đồng Giám định Y khoa về mức độ suy giảm khả năng lao động đối với những vụ tai nạn lao động nặng hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh hoặc cấp trung ương tổ chức cuộc họp công bố Biên bản điều tra tai nạn lao động tại cơ sở đối với những vụ tai nạn lao động chết người.
  • Tiền bồi thường, trợ cấp phải được thanh toán một lần cho người lao động hoặc thân nhân của họ, trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày người sử dụng lao động ra quyết định bồi thường, trợ cấp.

Hồ sơ bồi thường, trợ cấp

Hồ sơ bồi thường, trợ cấp được quy định theo Điều 6 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH do Bộ Lao động Thương binh và xã hội ban hành ngày 28/12/2021 như sau:

Thứ nhất, đối với người lao động được hưởng chế độ bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ gồm các tài liệu sau:

  • Biên bản điều tra tai nạn lao động, biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, cấp tỉnh, hoặc Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trung ương.
  • Biên bản giám định y khoa (văn bản xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động hoặc tỷ lệ tổn thương cơ thể do tai nạn lao động) hoặc biên bản xác định người lao động bị chết của cơ quan pháp y hoặc tuyên bố chết của tòa án đối với những trường hợp mất tích.
  • Quyết định bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động của người sử dụng lao động (theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH).
  • Văn bản xác nhận bị tai nạn trên đường đi và về (nếu có), đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 5 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động. Nội dung văn bản xác nhận tham khảo theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH.

Thứ hai, đối với người lao động được hưởng chế độ bồi thường bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ gồm các tài liệu sau:

  • Hồ sơ bệnh nghề nghiệp của người lao động theo quy định của pháp luật hiện hành.
  • Biên bản xác định người lao động bị chết do bệnh nghề nghiệp của cơ quan pháp y hoặc biên bản giám định y khoa (văn bản xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do bệnh nghề nghiệp) và kết luận của Hội đồng Giám định Y khoa có thẩm quyền.
  • Quyết định bồi thường bệnh nghề nghiệp của người sử dụng lao động (theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH).

Thứ ba, hồ sơ được lập thành 3 bộ, trong đó:

  • Người sử dụng lao động giữ một bộ.
  • Người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp (hoặc thân nhân của người lao động bị chết do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp) giữ một bộ.
  • Một bộ gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương nơi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có trụ sở chính, trong vòng 10 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc trợ cấp tai nạn lao động.

Hồ sơ yêu cầu bồi thường tai nạn lao động

Hồ sơ yêu cầu bồi thường tai nạn lao động

Tư vấn hỗ trợ người lao động về yêu cầu bồi thường tai nạn lao động

Trong quan hệ lao động, người lao động thường rơi vào thế yếu khi xảy ra các vấn đề tranh chấp trong lao động. Đặc biệt khi phát sinh tai nạn lao động, người sử dụng lao động thường có thái độ hời hợt, trốn tránh trách nhiệm.

Do đó, luật sư đóng vai trò quan trọng trong việc tư vấn hỗ trợ người lao động về yêu cầu bồi thường tai nạn lao động:

  • Giải đáp cho Quý khách hàng về mức bồi thường khi bị tai nạn trong quá trình lao động;
  • Cung cấp thông tin về điều kiện để được bồi thường, trợ cấp;
  • Tư vấn, hỗ trợ giải quyết tranh chấp trong lao động;
  • Luật sư thay mặt, đại diện khách hàng làm việc với cơ quan có thẩm quyền.

Tai nạn lao động là vấn đề không thể tránh khỏi trong quá trình làm việc, thế nhưng không phải chỉ cần gặp tai nạn lao động thì người lao động đều được nhận bồi thường, trợ cấp mà người lao động cần đáp ứng điều kiện theo pháp luật quy định. Nếu bạn đọc còn bất kỳ vấn đề thắc mắc hoặc chưa rõ liên quan đến vấn đề này cần được tư vấn, vui lòng liên hệ theo hotline: 1900.63.63.87 để được tư vấn luật lao động chi tiết. Xin cảm ơn.

>>>Bài viết có thể bạn quan tâm:

4.5 (18 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 757 bài viết