Luật Hợp Đồng

Hợp đồng vay tiền không lãi suất

Hợp đồng vay tiền không lãi suất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vay sẽ nhận một khoản tiền từ bên cho vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay theo đúng số lượng tiền gốc, KHÔNG PHẢI TRẢ LÃI. Vậy thì cách viết hợp đồng này như thế nào là phù hợp để bảo đảm quyền lợi của các bên, mời các bạn đến với bài viết sau đây.

Hợp đồng vay tiền không lãi suất

Hợp đồng vay tiền không lãi suất

Hình thức của hợp đồng vay tiền

Căn cứ theo khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 thì hình thức của hợp đồng vay tiền có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản. Hình thức miệng thường được áp dụng trong những trường hợp như số tiền cho vay không lớn hoặc giữa các bên có mối quan hệ thân quen. Trường hợp cho vay bằng miệng nếu xảy ra tranh chấp hợp đồng, bên cho vay phải chứng minh được là mình đã cho vay một số tiền nhất định.

Đối với hợp đồng vay tiền bằng văn bản, các bên trong hợp đồng không buộc phải công chứng hay chứng thực, trừ một số trường hợp pháp luật có quy định cụ thể như: hợp đồng vay tiền mà bên cho vay là tổ chức tín dụng,…

Nội dung chính của Hợp đồng vay tiền không lãi suất

Nội dung chính của hợp đồng vay tiền không lãi suất

Nội dung chính của hợp đồng vay tiền không lãi suất

  • Về số lượng tiền vay, ghi số lượng tiền nên đề cập cả số và chữ.
  • Về lãi suất đối với hợp đồng vay tiền không lãi suất thì các bên không có thỏa thuận. Vì thế bên vay chỉ có nghĩa vụ là trả tiền gốc đã vay, chứ không có nghĩa vụ trả lãi phát sinh.
  • Về thời hạn và phương thức vay trong hợp đồng vay tiền không lãi suất, thời hạn vay có thể tính bằng ngày, tháng, năm là khoản thời gian mà khi hết thời gian đấy bên vay có nghĩa vụ thanh toán hết gốc và lãi (nếu có). Phương thức vay có thể lựa chọn một trong các hình thức sau: Chuyển khoản qua tài khoản, mở tại ngân hàng, cho vay bằng tiền mặt,…

Quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên

Việc quy định quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng vay tiền không lãi suất chủ yếu là đề cập đến nghĩa vụ của bên vay về trả tiền đúng hạn, và quyền bên vay được quyền đòi, yêu cầu bên kia trả.

Thứ nhất, về quyền sở hữu đối với tài sản vay, căn cứ theo Điều 464 Bộ luật dân sự 2015 thì bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó.

Thứ hai, về nghĩa vụ của bên cho vay, Điều 465 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

  • Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận.
  • Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó.
  • Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 470 của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan quy định khác.

Quyền và nghĩa vụ của các bên

Quyền và nghĩa vụ của các bên

Thứ ba, về nghĩa vụ trả nợ của bên vay, Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

  • Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
  • Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Cần thiết sử dụng biện pháp bảo đảm trong Hợp đồng vay tiền không lãi suất?

Biện pháp bảo đảm trong hợp đồng vay tiền không lãi suất nhằm mục đích là cần thiết để đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn của người vay. Thỏa thuận đảm bảo gồm thế chấp hoặc cầm cố tài sản thuộc sở hữu của người vay, tài sản thế chấp phải có giá trị ngang với khoản vay hoặc cao hơn, thường là nhà đất. Có thể thỏa thuận về việc xử lý tài sản, nếu bên vay không có khả năng trả nợ như đã thỏa thuận.

Tuy nhiên, nếu các bên thỏa thuận tài sản bảo đảm là bất động sản, hoặc động sản mà pháp luật quy định phải đăng ký giao dịch bảo đảm thì cần thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm. Nếu không, thỏa thuận sử dụng tài sản bảo đảm có thể bị vô hiệu

Trên đây là bài viết về những quy định của pháp luật về Hợp đồng vay tiền không lãi suất. Nếu quý khách còn có thắc mắc liên quan đến bài viết hoặc cần hỗ trợ TƯ VẤN VỀ HỢP ĐỒNG, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ và tư vấn.

5 (17 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 783 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *