Luật Hợp Đồng

Cách tính lãi suất chậm trả trong hợp đồng mua bán

Vấn đề được quan tâm nhất trong các vụ kiện kinh doanh thương mại về chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền mua bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ chính là Cách tính lãi suất chậm trả trong hợp đồng mua bán. Qua bài viết dưới đây, Chuyên Tư Vấn Luật sẽ cung cấp đến bạn đọc quy định về lãi suất chậm trả, thực tiễn áp dụng đồng thời mang đến dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng uy tín.

Lãi suất trong hợp đồng

Tranh chấp hợp đòng mua bán

Lãi do chậm thanh toán tiền là gì? Khi nào được áp dụng?

Theo Điều 375 và Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 (Sau đây gọi là BLDS 2015):

  • Lãi do chậm thanh toán tiền theo hợp đồng hoặc theo thỏa thuận đã giao kết là khoản tiền bên vi phạm thời hạn thanh toán tiền phải trả cho bên bị chậm trả tiền.
  • Trường hợp các bên có thỏa thuận chi tiết về mức lãi suất áp dụng thì việc tính lãi chậm thanh toán tiền sẽ áp dụng theo thỏa thuận.
  • Trường hợp các bên không có thỏa thuận về lãi do chậm thanh toán tiền thì áp dụng theo quy định pháp luật để xác định mức lãi suất áp dụng.
  • Để phòng tránh phát sinh tranh chấp không đáng có thì các bên nên chủ động thông báo, thương lượng với nhau khi phát sinh việc chậm trả tiền, điều này cũng thể hiện sự tôn trọng đối tác trong kinh doanh.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ khởi kiện đòi nợ trong hợp đồng mua bán hàng hóa

Quy định về cách tính lãi suất chậm trả tiền theo hợp đồng, hoặc theo thỏa thuận

Cách tính lãi suất chậm trả tiền theo Luật Thương mại 2005

Điều 306 Luật Thương mại 2005 quy định lãi chậm thanh toán tiền :

  • Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
  • Nếu trong hợp đồng đã thỏa thuận sẵn về phạt vi phạm hợp đồng do chậm thanh toán hoặc phạt lãi chậm thanh toán và lãi suất không trái quy định pháp luật thì bên nào vi phạm việc phạt và mức phạt sẽ áp dụng theo hợp đồng.

Cách tính lãi suất chậm trả tiền theo Bộ luật Dân sự

Trường hợp hợp đồng thuộc điều chỉnh của BLDS 2015 thì áp dụng khoản 2 Điều 357 BLDS 2015 để tính lãi:

  • Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của BLDS 2015.
  • Trong khi đó theo khoản 2 Điều 468 BLDS 2015 thì trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ”, tức bằng 10%/năm của khoản tiền vay.

Quy định của pháp luật về cách tính lãi suất chậm trả

Quy định của pháp luật về cách tính lãi suất chậm trả

>>> Xem thêm: Vi phạm nghĩa vụ thanh toán và hướng giải quyết trong tranh chấp hợp đồng

Mức lãi suất chậm trả tiền chậm thi hành án dân sự

  • Lãi suất chậm thi hành án được tính theo từng loại việc như sau: Kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật (đối với trường hợp chủ động thi hành) và từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án (trường hợp thi hành theo đơn yêu cầu) cho đến khi thi hành xong tất cả các khoản tiền, hàng tháng.
  • Bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chưa thi hành án. Khi tính lãi chậm thi hành án chỉ tính lãi của số tiền còn phải thi hành án, mà không tính lãi của số tiền chưa trả trong quá trình thi hành án.
  • Do vậy, công thức tính lãi suất chậm thi hành án tùy theo từng thời điểm có khác nhau do mức lãi suất cơ bản ở mỗi thời điểm công bố khác nhau.

Theo quy định tại Điều 468 BLDS 2015.

Khoản tiền được áp dụng lãi chậm trả

Tiền hoàn trả từ hợp đồng vay

Hiện nay, có hai loại vay là vay tín dụng và vay dân sự thông thường. Cả hai loại vay này đều làm phát sinh nghĩa vụ hoàn trả tài sản vay (thông thường là một khoản tiền) và trong trường hợp bên vay không hoàn trả tài sản vay đúng thời hạn thì bên vay phải chịu lãi chậm trả.

  • Theo quy định tại khoản 2 Điều 357, Khoản 4, 5 Điều 466 Bộ luật Dân sự  2015 và theo các hướng dẫn cụ thể tại Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn quy định về lãi, lãi suất, phạt vi phạm

Tiền hoàn trả do không thực hiện đúng hợp đồng

  • Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
  • Theo Điều 306, Luật Thương mại năm 2005.

>>> Xem thêm: Quy Định Mới Về Lãi, Lãi Suất, Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Vay Tài Sản Không Phải Là Tín Dụng

Khoản tiền không được áp dụng lãi chậm trả

  • Tiền phạt vi phạm hợp đồng (Theo quy định tại Điều 300 Luật Thương mại 2005 cũng như Điều 418 BLDS 2015 và Án lệ số 09/2016/AL)
  • Tiền bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng (Theo quy định tại Khoản 1 Điều 302 trong Luật Thương mại 2005; Điều 13 và Điều 360 BLDS 2015)

Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán

Hợp đồng mua bán hàng hóa

Hợp đồng mua bán hàng hóa

  • Tư vấn quản trị rủi ro hợp đồng
  • Tư vấn thẩm định hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết, sau khi ký kết.
  • Tư vấn xác định căn cứ giải quyết tranh chấp và cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp;
  • Tư vấn soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu
  • Soạn thảo văn bản, tài liệu khi có yêu cầu
  • Tư vấn, chuẩn bị, liên hệ và đàm phán với các bên liên quan trong việc giải quyết tranh hợp đồng;
  • Tổ chức thương lượng, hòa giải các bên tranh chấp hợp đồng, đại diện thương lượng hòa giải cho khách hàng;
  • Trao đổi và hướng dẫn khách hàng thu thập tài liệu chứng cứ, cung cấp thông tin;
  • Gặp gỡ, trao đổi với các cơ quan Trọng tài, tòa án, cơ quan thi hành án để bảo vệ cho quyền và nghĩa vụ hợp pháp của khách hàng.
  • Tham gia vào quá trình tố tụng giải quyết tranh chấp hợp đồng với tư cách đại diện ủy quyền, luật sư.

Trên đây là toàn bộ những thông tin chia sẻ của chúng tôi về Lãi do chậm thanh toán tiền, quy định pháp luật về cách tính lãi suất. Quý khách hàng cũng cần phải lưu ý về các các khoản tiền được áp dụng lãi chậm trả và không được áp dụng lãi này. Nếu có thắc mắc về vấn đề trên, vui lòng liên hệ với Chuyên Tư Vấn Luật qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ.

4.9 (14 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 781 bài viết