Luật Hợp Đồng

Quy Định Mới Về Lãi, Lãi Suất, Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Vay Tài Sản Không Phải Là Tín Dụng

Hợp đồng vay tài sản không phải là tín dụng đang trở nên phổ biến trên thực tiễn và ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm từ các chủ thể. Vậy hợp đồng vay tài sản không phải là tín dụng là gì? Lãi, Lãi Suất và Phạt vi phạm được định nghĩa như thế nào? Pháp luật quy định như thế nòa về các chế định trên? Mời các bạn đến với bài viết sau đây của chúng tôi.

                                                                        Lãi suất hợp đồng vay tài sản không phải tín dụng  

Hợp đồng vay tài sản không phải là tín dụng là gì?

Hợp đồng vay tài sản không phải là tín dụng được hiểu một cách ngắn gọn: Hợp đồng vay tài sản là tiền giữa cá nhân, pháp nhân không phải là tổ chức tín dụng với nhau (Điều 1 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP).

Lãi theo nghĩa chung nhất là số tiền mà bên cho vay thu được từ bên đi vay do việc sử dụng vốn vay. Theo đó, lãi suất được hiểu là tỷ lệ phần trăm phát sinh từ hợp đồng vay giữa các bên mà bên đi vay phải chi trả cho bên cho vay khi sử dụng vốn vay.

Phạt vi phạm hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng mà bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm. Phạt vi phạm thực chất là việc được thực hiện bằng tiền và đặt thêm nghĩa vụ cho người có nghĩa vụ.

Lãi, lãi suất trong hợp đồng vay tài sản không phải là hợp đồng tín dụng

Đối với trường hợp Hợp đồng vay tài sản không phải là hợp đồng tín dụng được xác lập trước ngày 01-01-2017 (ngày Bộ luật Dân sự năm 2015 bắt đầu có hiệu lực) thì việc áp dụng pháp luật về lãi, lãi suất xác định như sau:

Hợp đồng được thực hiện xong trước ngày 01-01-2017 mà có tranh chấp thì áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2005, Nghị quyết số 45/2005/QH11 ngày 14-6-2005 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Dân sự và văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2005 để giải quyết;

Hợp đồng chưa được thực hiện mà lãi, lãi suất phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2015 để giải quyết; trường hợp lãi, lãi suất không phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, Nghị quyết số 45/2005/QH11 ngày 14-6-2005 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Dân sự và văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2005 để giải quyết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận về việc sửa đổi, bổ sung về lãi, lãi suất phù hợp với Bộ luật Dân sự năm 2015 và để áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015.

Hợp đồng đang được thực hiện mà lãi, lãi suất không phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, Nghị quyết số 45/2005/QH11 ngày 14-6-2005 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Dân sự và văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2005 để giải quyết.

                                                                                 Lãi, lãi suất trong hợp đồng

Hợp đồng đang được thực hiện mà lãi, lãi suất phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì việc áp dụng pháp luật để xác định lãi, lãi suất như sau:

Đối với khoảng thời gian trước ngày 01-01-2006 thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự năm 1995, Nghị quyết ngày 28-10-1995 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Dân sự và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn áp dụng Bộ luật Dân sự năm 1995.

Đối với khoảng thời gian từ ngày 01-01-2006 đến trước ngày 01-01-2017 thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, Nghị quyết số 45/2005/QH11 ngày 14-6-2005 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Dân sự và văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2005.

Đối với khoảng thời gian từ ngày 01-01-2017 thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2015.

Trường hợp thứ hai: Hợp đồng vay tài sản không phải là hợp đồng tín dụng được xác lập kể từ ngày 01-01-2017 thì áp dụng quy định về lãi, lãi suất của Bộ luật Dân sự năm 2015 và văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2015 để giải quyết.

Hợp đồng vay tài sản không phải là hợp đồng tín dụng có lãi, lãi suất phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 hướng dẫn tại khoản 1 Điều này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Mức lãi suất thỏa thuận không vượt quá mức lãi suất giới hạn quy định tại Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015.
  • Lãi, lãi suất được Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nhưng pháp luật trước ngày Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành quy định khác.

Phạt vi phạm theo Bộ luật Dân sự 2015

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP thì Trong hợp đồng vay tài sản không phải tín dụng khi có sự thỏa thuận phạt vi phạm đối với hành vi không trả nợ đúng hạn của bên vay đối với bên cho vay thì Tòa án căn cứ vào quy định tương ứng của Bộ luật Dân sự và văn bản hướng dẫn tại thời điểm xác lập hợp đồng để điều chỉnh. Tòa án xem xét, quyết định dựa trên nguyên tắc chỉ xử lý một lần đối với mỗi hành vi không trả nợ đúng hạn.

                                                                 Mức phạt vi phạm trong hợp đồng vay tài sản

Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về phạt vi phạm như sau:

  • Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
  • Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
  • Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy định mới về lãi, lãi suất, phạt vi phạm trong hợp đồng vay tài sản không phải là tín dụng”. Trường hợp quý khách còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ trực tiếp với Luật Sư Hợp Đồng theo số hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn. Xin cảm ơn!

4.9 (19 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 726 bài viết