Luật Hợp Đồng

Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ khởi kiện đòi nợ trong hợp đồng mua bán hàng hóa

Khi muốn thu hồi các khoản nợ mà đối tác đã cam kết trả trong hợp đồng mua bán hàng hóa, chúng ta thường chọn giải pháp thương lượng, hòa giải để đối tác chấp nhận, nhượng bộ và hoàn trả lại khoản tiền nợ đó. Tuy nhiên, không phải lúc nào “con nợ” cũng có thiện chí phối hợp mà bắt buộc ta phải dùng phương án cuối cùng là khởi kiện đến Tòa. Vậy cần chuẩn bị gì để hồ sơ khởi kiện đòi nợ được đầy đủ và hợp pháp? Trong bài viết dưới đây, Chuyên tư vấn luật sẽ chia sẻ tới bạn đọc những thông tin liên quan Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ khởi kiện đòi nợ trong hợp đồng mua bán hàng hóa.

Hồ sơ khởi kiện đòi nợ trong hợp đồng mua bán hàng hóa

Hồ sơ khởi kiện đòi nợ trong hợp đồng mua bán hàng hóa

Danh sách các giấy tờ thường gửi trước khi khởi kiện đòi nợ

Thực tế, hầu như các chủ thể bán hàng đều không mong muốn phải khởi kiện đối tác làm ăn của mình ra Tòa để đòi nợ vì muốn duy trì mối quan hệ mua bán. Theo đó, khi đến thời hạn trả nợ hoặc quá thời hạn, họ thường sẽ cần đối tác xác định lại thời gian trả nợ qua một hình thức thông báo được các bên thỏa thuận trong hợp đồng, có thể là thông báo bằng văn bản, thông báo bằng email, hoặc một hình thức hợp pháp khác. Nói cách khác đây quá trình nhắc nợ và hồi đáp trả nợ giữa các bên trong hợp đồng mua bán. Do đó, trước khi khởi kiện ra Tòa, các giấy tờ thường gửi đến “con nợ” bao gồm:

  • Biên bản đối chiếu, xác nhận công nợ
  • Giấy đòi nợ
  • Thông báo nghĩa vụ trả nợ
  • Thông báo khởi kiện đòi nợ,…

Việc gửi các giấy tờ này đến bên mua hàng (bên nợ) là sự thiện chí của bên bán trong mối quan hệ làm ăn và đồng thời cũng là các tài liệu, chứng cứ được bên bán sử dụng khi khởi kiện giải quyết tranh chấp. Bất kỳ một tranh chấp nào khi muốn giải quyết bằng con đường khởi kiện thì ít nhiều cũng phải có các tài liệu, chứng cứ kèm theo để chứng minh cho những yêu cầu là có cơ sở để chủ thể có thẩm quyền xử lý. Do đó, nắm càng nhiều tài liệu chứng minh khoản nợ tồn tại thì càng có lợi, càng hạn chế sự phủ nhận khoản nợ, hoặc phải đối đáp làm rõ các khoản nợ trong quá trình giải quyết tranh chấp.

>>>Xem thêm: Hợp đồng mua bán hàng hóa

Thời hiệu khởi kiện đòi nợ

Thời hiệu khởi kiện đòi nợ theo hợp đồng được áp dụng theo thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng, chứ không áp dụng như việc đòi nợ dân sự. Theo đó, căn cứ vào Điều 429 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì thời hiệu khởi kiện là 03 năm từ thời điểm xác định quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Để tính thời hiệu khởi kiện đối với việc chậm trả tiền theo hợp đồng mua bán hàng hóa thì thời điểm xác định quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm bao gồm:

  • Thời hạn cuối của việc thanh toán tiền theo thỏa thuận của hợp đồng.
  • Thời hạn cuối của việc thanh toán tiền theo thỏa thuận tại Biên bản đối chiếu, xác nhận công nợ hoặc một thỏa thuận khác giữa các bên về việc xác định lại, điều chỉnh lại thời hạn thanh toán trên hợp đồng.
  • Thời hạn đối tác không thực hiện thanh toán chi phí phát sinh nghĩa vụ thanh toán bổ sung theo thỏa thuận của hợp đồng đã ký theo:

Thỏa thuận của các bên;

Theo quy định pháp luật có liên quan;

Theo quyết định của một cơ quan nhà nước.

>>>Xem thêm:  Thủ tục khởi kiện xử lý bên mua không nhận hàng

Thành phần hồ sơ khởi kiện đòi nợ trong hợp đồng mua bán hàng hóa

Hồ sơ khởi kiện đòi nợ trong hợp đồng mua bán hàng hóa gồm có những giấy tờ, tài liệu sau đây:

  • Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp(nếu có);
  • Bản sao công chứng CMND, hộ khẩu khách hàng;
  • Bản photo Giấy nhận nợ;
  • Bản photo Hợp đồng mua bán hàng hóa;
  • Bản photo biên bản chốt công nợ;
  • Bản photo các Biên bản đôn đốc nợ, Thông báo yêu cầu trả nợ, các giấy tờ cam kết trả nợ của khách hàng;
  • Bản tính gốc và lãi của khách hàng vào thời điểm khởi kiện (có xác nhận của kế toán theo dõi khoản nợ trên);
  • Đơn khởi kiện;
  • Các tài liệu khác (nếu có).

Thành phần hồ sơ khởi kiện đòi nợ

Thành phần hồ sơ khởi kiện đòi nợ

Trình tự, thủ tục khởi kiện

Việc lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp được các bên thỏa thuận. Một trong hai cơ quan giải quyết tranh chấp kiện đòi nợ trong hợp đồng mua bán hàng hóa là Tòa án hoặc Trọng tài thương mại.

Khởi kiện tại Tòa

  • Nộp đơn (hồ sơ khởi kiện) tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
  • Tòa án tiếp nhận và xem xét đơn khởi kiện. Nếu hợp lệ Tòa ra thông báo nộp tạm ứng án phí.
  • Đương sự thực hiện nghĩa vụ đóng tiền tạm ứng án phí. Mức án phí được quy định tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14.
  • Đương sự nộp biên laitạm ứng án phí cho Tòa, thẩm phán phụ trách vụ án ra quyết định thụ lý vụ án.
  • Thẩm phán kiểm tra, đánh giá hồ sơ và tiến hành hòa giải các bên.
  • Các bên đương sự có văn bản trình bày ý kiến đối với nội dung khởi kiện trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
  • Mở phiên tòa xét xử sơ thẩm; phúc thẩm (nếu có).

>>>Xem thêm:  Hướng dẫn khởi kiện yêu cầu đối tác bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa

Khởi kiện tại trọng tài thương mại

  • Nguyên đơn nộp đơn kiện ra trung tâm trọng tài(kèm theo đơn kiện phải có thỏa thuận trọng tài, các tài liệu, bằng chứng liên quan).
  • Trung tâm trọng tài sẽ tiếp nhận hồ sơ đơn kiện, kiểm tra sơ bộ các vấn đề về thẩm quyền và yêu cầu nguyên đơn nộp phí trọng tài.
  • Trung tâm thụ lý vụ án và thông báo cho bị đơn ngay sau khi nguyên đơn thực hiện nghĩa vụ nộp phí trọng tài.
  • Sau khi nhận được thông báo, bị đơn nộp bản tự bảo vệ cho trung tâm trọng tài.
  • Thành lập Hội đồng trọng tài. Các bên có thỏa thuận về số lượng trọng tài viên giải quyết vụ án tranh chấp.
  • Nhận được hồ sơ vụ án,Hội đồng trọng tài nghiên cứu hồ sơ, xác minh sự việc và bắt đầu triệu tập các bên tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp. Phiên họp giải quyết vụ tranh chấp không công khai.

Giải quyết tranh chấp tại Trọng tài thương mại

Giải quyết tranh chấp tại Trọng tài thương mại

  • Sau khi phiên họp giải quyết tranh chấp và quá trình tố tụng kết thúc, Hội đồng trọng tài ra phán quyết. Phán quyết trọng tài có giá trị chung thẩm và ràng buộc đối với các bên.

Tòa án hay Trọng tài thương mại giải quyết tranh chấp đều có những ưu và nhược điểm riêng. Các bên cần cân nhắc và xem xét vụ việc của mình để đưa ra được lựa chọn cơ quan giải quyết phù hợp.

Trên đây là nội dung liên quan đến Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ khởi kiện đòi nợ trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào hoặc có nhu cầu tìm hiểu thêm xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG tư vấn và hỗ trợ. Xin cảm ơn.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.9 (10 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 726 bài viết