Luật Hôn Nhân Gia Đình

Không Đăng Ký Kết Hôn Có Được Chia Tài Sản không?

Không Đăng Ký Kết Hôn Có Được Chia Tài Sản Việc không đăng ký kết hôn có thể ảnh hưởng đến việc chia tài sản trong trường hợp một cặp đôi sống chung mà không thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến hôn nhân. Trong nhiều quốc gia, việc này có thể tạo ra sự mơ hồ và tranh chấp khi xảy ra sự cố như ly hôn hoặc một trong hai bên qua đời. Bài viết dưới đây sẽ thông tin cụ thể đến quy độc giả về nội dung này.

Nam nữ sống chung như vợ chồng

Quy định về việc nam nữ sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

Theo quy định của (Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình 2014), trường hợp nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng.

Chiếu theo các quy định của pháp luật hiện hành, thì nếu sống chung như vợ chồng thì khi ly hôn sẽ được chia tài sản nếu đó là tài sản được tạo lập trong thời gian sống chung và sẽ không được chia nếu tài sản đó là tài sản riêng của mỗi người, không phải được tạo lập trong thời kỳ sống chung.

Một trường hợp khác, khi sống chung như vợ chồng thì khi vợ hoặc chồng chết thì có được chia di sản: câu trả lời là có đối với phần tài sản chung của 02 người. Riêng phần di sản của vợ hoặc chồng thì không được chia nếu pháp luật không thừa nhận quan hệ hôn nhân, còn nếu pháp luật thừa nhận quan hệ hôn nhân thì sẽ được chia.

>>> Xem thêm: Quy Định Pháp Luật Về Điều Kiện Kết Hôn

Chia tài sản khi nam nữ sống chung nhưng không đăng ký kết hôn

Theo quy định tại Điều 16 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì việc giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn như sau:

  • Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
  • Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập

Theo đó việc chia tài sản về nguyên tắc nếu là tài sản riêng của ai vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó; nếu là tài sản chung được chia theo thoả thuận của các bên. Nếu không thoả thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con.

Con chung sẽ do ai nuôi khi không đăng ký kết hôn

Giải quyết khi có con chung nhưng không đăng ký kết hôn

Trường hợp các đôi vợ chồng có con chung nhưng không đăng ký kết hôn sẽ được giải quyết cụ thể như sau:

Theo Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn: “Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con”.

Theo đó trường hợp không đăng ký kết hôn, giải quyết chia con chung vẫn theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, cụ thể là khoản 2 và khoản 3 Điều 81:

Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con

Vậy nên, nếu xét thấy một trong hai người mà có đủ các điều kiện như: thu nhập hàng tháng, có nơi sinh sống ổn định, có thời gian chăm sóc tốt cho con,… và xem xét nguyện vọng của hai cháu muốn ở với ai thì tòa sẽ quyết định ai được quyền nuôi con.

Luật sư giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn

Những công viêc khi luật sư giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn

  • Nhận định vấn đề khi khách hàng trao đổi về yêu cầu ly hôn
  • Đánh giá yêu cầu liên quan đến ly hôn của khách hàng
  • Tìm hiểu các vấn đề liên quan đến ly hôn của khách hàng
  • Tư vấn, hướng dẫn khách hàng khởi kiện, chuẩn bị hồ sơ theo kiện
  • Soạn thảo đơn từ, các văn bản gửi tới các cơ quan có thẩm quyền (đơn khởi kiện, các đề xuất trong quá trình tố tụng, yêu cầu thi hành án…)
  • Tư vấn cách thức giải quyết tranh chấp, đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của các bên tranh chấp
  • Điều tra thu thập chứng cứ – tài liệu, kiểm tra đánh giá chứng cứ – tài liệu để trình trước Tòa
  • Đánh giá các tài liệu và chứng cứ có trong hồ sơ để đề xuất hướng giải quyết tối ưu cho khách hàng
  • Tham gia tố tụng với tư cách là luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn khi khách hàng có yêu cầu
  • Hỗ trợ cho khách hàng các vấn đề liên quan đến các vấn đề phát sinh khi ly hôn

Trong một số quốc gia, việc không đăng ký kết hôn có thể không được nhìn nhận pháp lý là một mối quan hệ hôn nhân, do đó không có quy định cụ thể về việc chia tài sản khi quan hệ này kết thúc. Trong tình huống như vậy, việc xác định quyền sở hữu tài sản có thể trở nên phức tạp và đòi hỏi sự can thiệp của tòa án hoặc các biện pháp pháp lý khác để giải quyết. Nếu còn bất cứ khó khăn nào hay cần tư vấn về những vấn đề liên quan, Quý khách vui lòng liên hệ qua hotline 1900.63.63.87 để được Luật sư giải quyết tranh chấp tài sản sau khi ly hôn hỗ trợ, tư vấn luật hôn nhân gia đình.

>>>Bài viết có thể bạn quan tâm:

5 (16 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 833 bài viết