Luật Hôn Nhân Gia Đình

Hành vi cản trở quyền nuôi con sau khi ly hôn bị xử phạt thế nào?

Hành vi cản trở quyền nuôi con sau khi ly hôn là hành vi của một người nhằm ngăn cản người được quyền nuôi con theo quyết định của Toà án hoặc thỏa thuận của hai vợ chồng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với con. Việc nuôi con sau khi ly hôn do hai bên thỏa thuận hoặc do Tòa án quyết định. Dù theo phương thức nào đi chăng nữa thì quyền nuôi con của bên được quyền nuôi con phải được tôn trọng và bảo vệ. Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn thông tin về việc thực hiện 

Quyền nuôi con sau khi ly hôn

Việc nuôi dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn

Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Theo quy định này thì thông thường khi ly hôn thì việc nuôi con sẽ được hai bên thỏa thuận hoặc Tòa án có thẩm quyền quyết định xem ai là người có quyền nuôi con. Việc nuôi dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn vừa là nghĩa vụ nhưng cũng là quyền của cha mẹ.

Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau ly hôn

Quyền và nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn

Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

  • Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
  • Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
  • Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
  • Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

>> Xem thêm: Chồng có quyền giành quyền nuôi con khi vợ cũ tái hôn

Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau ly hôn

Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau ly hôn

Quyền và nghĩa vụ của người trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn

Theo quy định tại Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

  • Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
  • Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

>> Xem thêm: Tranh Chấp Giành Quyền Nuôi Con Khi Ly Hôn

Cản trở quyền nuôi con sau khi ly hôn bị xử lý như thế nào?

Xử phạt hành chính 

Căn cứ quy định tại Điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì hành vi cản trở quyền nuôi con của cha mẹ đối vưới con cái có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.

Xử lý hình sự

Bên cạnh đó, khi đã có quyết định của Tòa án yêu cầu cha hoặc mẹ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con nhưng không thực hiện bản án mặc dù có đủ điều kiện và đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thì có thể bị phạt tối đa 5 năm tù giam theo quy định tại Điều 380 Bộ luật Hình sự 2015.

Ngoài ra, nếu việc trốn tránh hoặc từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ khiến người con lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe thì có thể bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm theo quy định tại Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015 (Sửa đổi, bổ sung 2017).

Thủ tục nhận nuôi con nuôi trong nước

Cản trở quyền nuôi con

>> Xem thêm: Giành Quyền Nuôi Con Khi Không Đăng Ký Kết Hôn

Cần phải làm gì khi bị cản trở quyền nuôi con sau khi ly hôn?

Nếu vợ hoặc chồng không trực tiếp nuôi con thực hiện hành vi cản trở quyền nuôi con của người trực tiếp nuôi con như tự ý đón con về hoặc có hành vi giành quyền nuôi con trái phép thì người có quyền nuôi con có thể làm đơn đến cơ quan thi hành án đề nghị việc thi hành án theo yêu cầu, buộc người không có quyền nuôi con phải chấp hành theo Bản án hoặc Quyết định công nhận thuận tình ly hôn giữa hai người, giao con cho người có quyền nuôi con chăm sóc, nuôi dưỡng và buộc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng (nếu có).

Ngoài ra, vợ hoặc chồng là người trực tiếp nuôi con có thể làm đơn yêu cầu Tòa án ra Quyết định hạn chế quyền thăm nom của người còn lại. Nếu người đó có hành vi lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con căn cứ khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

Hành vi cản trở quyền nuôi con là vi phạm pháp luật, người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ vi phạm. Để xử lý hành vi cản trở quyền nuôi con, người bị xâm hại có thể: yêu cầu cơ quan chức năng can thiệp, giải quyết; khởi kiện người vi phạm ra Toà án. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc gặp bất kỳ khó khăn, vướng mắc hay có các vấn đề khác liên quan đến lĩnh vực hôn nhân gia đình thì có thể gọi ngay vào HOTLINE 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH

>>>Bài viết có thể bạn quan tâm:

4.8 (11 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 823 bài viết