Luật Hôn Nhân Gia Đình

Chồng có quyền giành quyền nuôi con khi vợ cũ tái hôn

Chồng có quyền giành quyền nuôi con khi vợ cũ tái hôn không là câu hỏi được đặt ra khi vợ chồng đã “ly hôn” sau đấy người vợ tiếp tục tái hôn thì có thể có nhiều trường hợp rằng con cái không muốn sống chung với gia đình mới của mẹ hay việc NUÔI CON sẽ không được đảm bảo về mặt tình cảm và vật chất. Khi đấy người chồng muốn giành quyền nuôi con thì làm sao cho đúng quy định pháp luật. Nếu bạn có thắc mắc về vấn đề này thì bài viết dưới đây sẽ hỗ trợ bạn.

giành lại quyền nuôi con khi vợ cũ tái hôn

Giành lại quyền nuôi con khi vợ cũ tái hôn.

Quyền nuôi con sau ly hôn là gì?

Căn cứ Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau ly hôn như sau:

  • Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
  • Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  • Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

quyền nuôi con sau ly hôn là gì

Quyền nuôi con sau ly hôn

Cần làm gì để thay đổi người nuôi con sau ly hôn

Để tăng khả năng thay đổi người nuôi con sau ly hôn cần chuẩn bị chứng cứ, điều kiện như:

  • Chứng minh điều kiện kinh tế của người kia không đủ nuôi con, ngược lại điều kiện kinh tế của mình phải đảm bảo về mặt vật chất để lo cho con.
  • Chứng minh người kia không đảm bảo nghĩa vụ chăm sóc con như không trông nom, chăm sóc cho con. Bên cạnh đó mình cần phải chứng minh được mình có khả năng chăm sóc, quan tâm, đảm bảo về mặt tinh thần tốt nhất cho con.

Có được giành quyền nuôi con khi vợ cũ tái hôn không?

Việc giành quyền nuôi con khi vợ cũ tái hôn còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mới có thể biết được việc giành lại quyền nuôi con khi vợ cũ tái hôn có được hay không.

Nhưng có thể những cách sau đây sẽ giúp người chồng sẽ giành lại được quyền nuôi con căn cứ theo Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

  • Nên thỏa thuận với vợ để đưa ra quyết định ai là người nuôi con đảm bảo quyền và lợi ích tốt nhất cho con.
  • Nếu không thoả thuận được người nuôi con phải tìm ra các căn cứ chứng minh rằng khi người vợ tái hôn bước vào cuộc sống hôn nhân sẽ không còn đủ điều kiện để nuôi dưỡng, chăm sóc con và việc vợ tái hôn có thể làm ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích của con.

>> Xem thêm: Có được giành lại quyền nuôi con sau ly hôn?

Trình tự, thủ tục khởi kiện giành lại quyền nuôi con khi vợ cũ tái hôn

Hồ sơ chuẩn bị

Hồ sơ khởi kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con bao gồm những giấy tờ sau:

  • Đơn khởi kiện (theo Mẫu số 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP)
  • Quyết định, bản án ly hôn;
  • Bản sao chứng minh nhân dân hoặc các giấy tờ tùy thân có giá trị thay thế;
  • Bản sao sổ hộ khẩu;
  • Giấy khai sinhcủa con;
  • Các chứng cứ chứng minh về việc muốn thay đổi quyền trực tiếp nuôi con.

Căn cứ theo quy định tại Điều 39 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú hoặc làm việc của bị đơn – người đang trực tiếp nuôi con là cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Trình tự, thủ tục

Căn cứ Điều 28, 35, 39 Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì thủ tục như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con tại TAND quận/huyện nơi bị đơn (người trực tiếp nuôi con) đang cư trú, làm việc;

Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;

Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;

Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.

thủ tục khởi kiện giành lại quyền nuôi con

Trình tự, thủ tục giành lại quyền nuôi con sau ly hôn.

Lệ phí giành lại quyền nuôi con

Theo Danh mục án phí, lệ phí Tòa án được ban kèm Nghị quyết 326/2016/UBTVQH, án phí sơ thẩm đối ới tranh chấp giành lại quyền nuôi con khi vợ tái hôn là 300.000 đồng (trừ trường hợp bạn được miễn,giảm nộp tiền án phí theo Điều 12 Nghị quyết 326/2016).

Trên đây là bài viết liên quan đến chồng có quyền giành quyền nuôi con khi vợ cũ tái hôn không. Nếu bạn đọc còn bất kỳ vấn đề thắc mắc hoặc chưa rõ liên quan đến vấn đề này cần được tư vấn. Vui lòng liên hệ theo HOTLINE: 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ TƯ VẤN LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH tư vấn chi tiết. Xin cảm ơn.

4.8 (13 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 751 bài viết