Luật Hôn Nhân Gia Đình

Đơn Phương Ly Hôn Có Được Chia Tài Sản Không?

Đơn phương ly hôn có được chia tài sản? Ly hôn luôn là điều mà không gia đình nào mong muốn sẽ xảy ra. Tuy nhiên, trong thời kỳ hôn nhân vợ chồng ít nhiều sẽ phát sinh những mâu thuẫn không thể hàn gắn dẫn đến đời sống gia đình đỗ vỡ. Khi một trong hai người muốn ly hôn thì vấn đề tài sản chính là một trong những việc mà mọi người thắc mắc có thể chia được không. Bài viết dưới đây sẽ thông tin đến quý độc giả về nội dung này.

Đơn phương ly hôn có được chia tài sản không?

Khi ly hôn đơn phương thì vợ hoặc chồng có được chia tài sản không?

Theo Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định. Về nguyên tắc khi ly hôn thì vấn đề chia tài sản sẽ do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì:

  • Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung;
  • Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng tính đến các yếu tố. Một là, Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng. Hai là, công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập. Ba là, bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập. Bốn là, lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Trong hôn nhân, vợ chồng sẽ khó tránh khỏi việc phát sinh quan hệ tài sản chung. Khi đó, nếu giữa vợ chồng có tài sản chung thì vợ hoặc chồng sẽ được chia.

Trong vụ việc ly hôn đơn phương, tòa án luôn tôn trọng quyền tự nguyện thỏa thuận của cả hai vợ chồng, kể cả vấn đề chia tài sản. Trong trường hợp thỏa thuận không thành và các bên có yêu cầu thì tòa án sẽ giải quyết việc chia tài sản theo quy định của pháp luật, việc chia tài sản sẽ được ghi nhận tại quyết định hoặc bản án có hiệu lực thi hành của Tòa án.

Yêu cầu chia tài sản khi ly hôn đơn phương như thế nào?

Thời hạn giải quyết vụ việc ly hôn

Yêu cầu chia tài sản khi ly hôn đơn phương

Theo Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình quy định Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn, theo đó tòa án sẽ dựa trên cơ sở các nguyên tắc sau đây để chia tài sản vợ chồng khi ly hôn đơn phương trong từng trường hợp cụ thể, sao cho hợp lý và hợp tình:

Tôn trọng quyền thỏa thuận của hai bên nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật Hôn nhân gia đình 2014.

  • Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
  • Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

  • Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
  • Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
  • Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
  • Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Thủ tục khi khởi kiện ly hôn đơn phương có chia tài sản như thế nào?

Các bước tiến hành thủ tục ly hôn đơn phương có yêu cầu chia tài sản được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện ly hôn tại TAND có thẩm quyền;

Trong đó, đơn khởi kiện ly hôn đơn phương cần thêm yêu cầu chia tài sản. Khi chuẩn bị hồ sơ cần chuẩn bị thêm các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: GCNQSDĐ (sổ đỏ); Đăng ký xe; Sổ tiết kiệm…

Bước 2: Nhận kết quả xử lý đơn;

Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí đơn phương cho Tòa án;

Bước 4: Tòa án sẽ ra thông báo thụ lý và tiến hành thủ tục theo quy định pháp luật Tố tụng dân sự;

CSPL: chương XII Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Thủ tục khi khởi kiện ly hôn đơn phương

Thủ tục khi khởi kiện ly hôn đơn phương

Khi nào cần luật sư hôn nhân gia đình tư vấn

Các vần đề liên quan đến hôn nhân gia đình cần có sự hỗ trợ của luật sư:

  • Khi các bên muốn thực hiện thủ tục về ly hôn thuận tình, đơn phương ly hôn;
  • Khi các bên muốn phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân;
  • Khi các bên nảy sinh tranh chấp về phân chia tài sản, giành quyền nuôi con;
  • Khi phát sinh tranh chấp về việc xác định quan hệ cha – con; mẹ – con;
  • Khi phát sinh tranh chấp về người nuôi dưỡng con, về mức cấp dưỡng, phương thức cấp dưỡng để nuôi con;
  • Khi nảy sinh tranh chấp giải quyết các khoản nợ, trách nhiệm của hai vợ chồng khi ly hôn;
  • Khi cần tư vấn các thủ tục hành chính về: đăng ký kết hôn, khai sinh, khai tử, nhận con nuôi, cha mẹ nuôi…
  • Khi cần giải quyết tranh chấp về tài sản, quyền nuôi dưỡng con của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng hoặc khi hủy việc kết hôn trái luật…

Dù là đơn phương ly hôn hay không, việc chia tài sản có thể được quyết định thông qua thỏa thuận giữa hai bên hoặc thông qua quyết định của tòa án. Nếu hai bên đạt được thỏa thuận về việc chia tài sản, thỏa thuận này thường phải được chấp thuận bởi tòa án để có hiệu lực pháp lý. Nếu bạn đọc còn bất kỳ vấn đề thắc mắc hoặc chưa rõ liên quan đến vấn đề này cần được tư vấn, vui lòng liên hệ theo HOTLINE: 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ TƯ VẤN LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH tư vấn chi tiết. Xin cảm ơn.

>>>Bài viết có thể bạn quan tâm:

4.5 (19 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 833 bài viết

4 thoughts on “Đơn Phương Ly Hôn Có Được Chia Tài Sản Không?

  1. Avatar
    Lê Thiên Trang says:

    Xin chào Luật Sự!
    Em có một vài thắc mắc muốn được giải đáp ạ. Em và chồng em cưới nhau chưa được 2 năm, có 1 đứa con chung là nam 15 tháng tuổi. Trước đây sống cùng ba mẹ em nhưng khi em sanh em bé em về quê, anh ở Tp làm việc. 2 tháng trước em phát hiện chồng em có người phụ nữ khác và lừa dối em mọi thứ, con em bệnh em nói cho con lên đi khám, nhưng khi em lên chồng em lại đuổi 2 mẹ con ra khỏi nhà trong đêm mưa. Sau đó còn nhiều lần đăng ảnh chụp màn hình tin nhắn yêu đương với người phụ nữ khác, lên mạng xã hội. Em đã đưa đơn ly hôn lên toà và chờ kết quả, nhưng em muốn hỏi là nếu chồng em không về thì mọi yêu cầu của em có được giải quyết không, và giải quyết như thế nào về việc cấp dưỡng cho em nuôi con nhỏ. Còn về tài sản chung thì có 1 chiếc xe máy do chồng em đứng tên, nhưng được mua từ tiền chung thì sao ạ. Em cám ơn rất nhiều!

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Lê Thiên Trang, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về chuyentuvanluat.com
      Chúng tôi không rõ mọi yêu cầu của bạn cụ thể ở đây là gì nhưng xin phép được tư vấn một số nội dung cơ bản sau:
      Thứ nhất, về tài sản chung của vợ chồng. Khi ly hôn, hai vợ chồng không thỏa thuận được về việc phân chia tài sản chung thì có thể yêu cầu Tòa án chia tài sản. Tài sản chung chia đôi có tính đến các yếu tố sau đây:
      a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
      b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
      c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
      d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
      Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
      Chiếc xe máy được xác định là tài sản chung của vợ nên sẽ được chia. Trong trường hợp này, chồng bạn nhận chiếc xe thì có nghĩa vụ thanh toán cho phần giá trị còn lại của chiếc xe.
      Thứ hai, về nghĩa vụ cấp dưỡng. Sau khi ly hôn, chồng bạn không trực tiếp nuôi con thì có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân gia đình 2014. Mức cấp dưỡng sẽ do vợ chồng tự thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
      Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp còn vướng mắc, xin hãy liên hệ Hotline 0908 748 368 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *