Luật Hình Sự

Tư vấn mức hình phạt uống rượu bia lái xe trong dịp tết ở Cần Thơ

Tư vấn mức hình phạt uống rượu bia lái xe trong dịp tết là hoạt động hỗ trợ người bị buộc tội biết và hiểu quy định pháp luật về mức hình phạt đối với hành vi uống rượu bia lái xe. Mức phạt hiện đã tăng lên đáng kể đối với khi lái xe máy và cả khi lái xe ô tô. Thời gian ngày tết cận kề ảnh hưởng đến tâm lý tò mò của người dân về mức phạt nồng độ cồn rất cao.

Mức phạt nồng độ cồn khi lái xe dịp tết

Mức phạt nồng độ cồn khi lái xe dịp tết

Có được phép uống rượu bia khi lái xe trong dịp tết hay không?

Hành vi uống rượu bia khi lái xe thuộc hành vi bị pháp luật nghiêm cấm tại khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia: Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Vì thế, việc lái xe sau khi uống rượu bia trong dịp tết vẫn sẽ thuộc hành vi bị cấm và áp dụng hình thức phạt tiền dựa vào mức phạt được quy định bởi Nghị định 100/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sau đây gọi là Nghị định 100/2019/NĐ-CP) và Nghị định 123/2021/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng (sau đây gọi là Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

Mức hình phạt đối với hành vi lái xe mà trong cơ thể có nồng độ cồn

Khi lái xe đạp

Các mức phạt nồng độ cồn đối với xe đạp, xe đạp điện nhằm khắc phục triệt để tình trạng uống rượu bia tham gia giao thông, các mức phạt như sau:

  • Mức 1: Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
  • Mức 2: Phạt tiền từ 3000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe có nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở vượt qua 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0.25 miligam đến 0.4 miligam/1 lít khí thở.
  • Mức 3: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe có nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0.4 miligam/ 1 lít khí thở.

Cơ sở pháp lý: điểm q khoản 1, điểm e khoản 3 và điểm c khoản 4 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP.

Khi lái xe máy, mô tô

Xe máy, mô tô là loại phương tiện phổ thông nhất ở nước ta, các mức phạt nồng độ cồn xe máy, mô tô được quy định như sau:

  • Mức 1: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 – 12 tháng đối với người điều khiển xe có nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0.25 miligam/1 lít khí thở
  • Mức 2: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 – 18 tháng đối với người điều khiển xe có nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở vượt qua 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0.25 miligam đến 0.4 miligam/1 lít khí thở.
  • Mức 3: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng đối với người điều khiển xe có nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0.4 miligam/ 1 lít khí thở.

Cơ sở pháp lý: điểm c khoản 6, điểm c khoản 7, điểm e khoản 8 và điểm đ, điểm e, điểm g khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Khi lái ô tô

Ô tô là phương tiện có mức phạt cao nếu người điều khiển vi phạm, các mức phạt như sau:

  • Mức 1: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng và và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 – 12 tháng đối với người điều khiển xe có nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0.25 miligam/1 lít khí thở.
  • Mức 2: Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 – 18 tháng đối với người điều khiển xe có nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở vượt qua 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0.25 miligam đến 0.4 miligam/1 lít khí thở.
  • Mức 3: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng đối với người điều khiển xe có nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0.4 miligam/ 1 lít khí thở.

Cơ sở pháp lý: điểm c khoản 6, điểm c khoản 8, điểm a khoản 10 và điểm e, điểm g, điểm h khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Lái xe có nồng độ cồn gây tai nạn có bị truy cứu hình sự

Khi người lái xe có nồng độ cồn mà gây tai nạn thì bị truy cứu hình sự được căn cứ theo Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017 như sau:

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm khi thuộc trường hợp:

  • Làm chết người.
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Gây tai nạn khi lái xe phạt tù từ 03 năm đến 10 năm khi thuộc trường hợp:

  • Không có giấy phép lái xe theo quy định;
  • Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;
  • Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn
  • Làm chết 02 người
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng

Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm khi thuộc trường hợp:

  • Làm chết 03 người trở lên
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên
  • Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên

Từ các quy định pháp luật vừa nêu trên có thể khẳng định, lái xe có nồng độ cồn quá mức quy định gây tai nạn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Tùy theo hậu quả gây ra mà mức hình phạt đối với hành vi uống rượu bia gây tai nạn giao thông sẽ khác nhau tương ứng với mức độ nguy hiểm của hành vi.

Trách nhiệm hình sự khi gây tai nạn giao thông

Trách nhiệm hình sự khi gây tai nạn giao thông

Vai trò luật sư tư vấn mức hình phạt uống rượu bia lái xe trong dịp tết ở Cần Thơ

Luật sư có vai trò cung cấp thông tin liên quan đến các mức hình phạt trong từng lĩnh vực pháp luật hiện hành điều chỉnh hành vi vi phạm giao thông khi uống rượu bia lái xe trong dịp tết, bao gồm:

  • Tư vấn về mức phạt hành chính.
  • Tư vấn mức phạt hình sự.
  • Tư vấn mức phạt nếu thực hiện không đầy đủ trách nhiệm dân sự khi tham gia giao thông.
  • Tư vấn các vấn đề liên quan khác;
  • Luật sư tham gia làm việc cơ quan nhà nước bảo vệ quyền lợi khách hàng.

Luật sư tư vấn, bảo vệ khi lái xe sử dụng rượu bia tại Cần Thơ

Luật sư tư vấn trách nhiệm hình sự

Luật sư chú trọng tư vấn các trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự giao thông những vấn đề như:

  • Tư vấn mức bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn giao thông gây thương tích, hư hại tài sản thuộc mức độ hình sự.
  • Tư vấn trách nhiệm bồi thường khi có thiệt hại xâm phạm đến tính mạng.
  • Tư vấn các trường hợp khẩn cấp bị tạm giam, bị bắt.
  • Tư vấn, hướng dẫn bị can, bị cáo thương lượng mức bồi thường dân sự với bị hại;
  • Hướng dẫn bị can chủ động thực hiện bồi thường, khắc phục hậu quả đã gây ra;
  • Tư vấn khung hình phạt thuộc mức độ hình sự khi gây tai nạn giao thông.
  • Tư vấn tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi gây tai nạn giao thông;

Luật sư bào chữa

Trong trường hợp vấn đề giao thông dẫn đến tố tụng hình sự, luật sư bào chữa thực hiện các vai trò nhằm bảo vệ khách hàng như sau:

  • Thực hiện tư vấn và bào chữa cho thân chủ trong giai đoạn điều tra.
  • Nghiên cứu hồ sơ, thu thập chứng cứ có lợi cho thân chủ trong giai đoạn truy tố.
  • Tham gia tố tụng trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ.
  • Luật sư sử dụng quyền theo quy định để chứng minh bị can vô tội hoặc hướng đến giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật;
  • Tham gia tranh tụng tại phiên tòa trong giai đoạn xét xử nhằm gỡ bỏ những cáo buộc không đúng sự thật hoặc hạn chế tối đa những phán quyết bất lợi cho thân chủ theo quy định pháp luật.

>>> Xem thêm: Luật sư bào chữa gây tai nạn giao thông chết người ở Cần Thơ

Luật sư bào chữa khi lái xe sử dụng rượu bia

Luật sư bào chữa khi lái xe sử dụng rượu bia

Vấn đề sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông đang là vấn đề nóng tại nước ta. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp quý khách nắm rõ được các mức phạt khi có nồng độ cồn lúc tham gia giao thông để tự nhắc nhở chính mình và người thân. Nếu cần tư vấn pháp luật, vui lòng liên hệ luật sư chuyên  tư vấn luật hình sự qua hotline: 1900.63.63.87 để được tư vấn chi tiết.

>> Bài viết liên quan có thể bạn quan tâm:

4.7 (16 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết