Luật Hợp Đồng

Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế

Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế là việc các bên tranh chấp thông qua các phương thức, thủ tục thích hợp tiến hành các giải pháp nhằm loại bỏ, giải quyết những mâu thuẫn, xung đột, bất đồng về lợi ích kinh tế nhằm làm rõ quyền, nghĩa vụ của các bên tranh chấp thương mại, giúp các bên bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình.

Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế

Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế

>>> Xem thêm: Điều khoản cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế là gì?

Hiện nay có bốn phương thức giải quyết tranh chấp các loại hợp đồng thương mại quốc tế, đó là: thương lượng, hòa giải, trọng tài thương mại và Tòa án.

Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng thương lượng

Thương lượng là phương thức giải quyết thường được áp dụng trong giải quyết tranh chấp quốc tế, đó là việc các bên đương sự cùng trao đổi, thỏa thuận giải quyết tranh chấp. Kết quả của cuộc thương lượng là tranh chấp có thể giải quyết hoặc không. Thương lượng được tiến hành bằng hai cách: Hai bên trực tiếp gặp nhau đề bàn bạc, thỏa thuận hoặc một bên gửi đơn khiếu nại cho bên kia và bên kia trả lời đơn khiếu nại.

Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng hòa giải

Là phương thức giải quyết tranh chấp giữa các bên đương sự thông qua vai trò của người thứ ba. Hòa giải có thể tiến thành bằng hai cách: Một là các bên tự thỏa thuận với nhau về hòa giải, cùng chỉ định hòa giải viên và tiến hành hòa giải mà không bắt buộc phải tuân theo một quy tắc hòa giải nào hết. Hai là các bên thỏa thuận hòa giải theo một quy tắc tố tụng của một tổ chức nghề nghiệp hay một tổ chức trọng tài nào đó, chẳng hạn như quy tắc hòa giải của Phòng thương mại quốc tế (ICC).

Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài thương mại

Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được các bên thỏa thuận và được tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng. Hiện nay có các loại trọng tài sau: Trọng tài vụ việc (trọng tài ad hoc) và trọng tài thương trực.

>>> Xem thêm: Những điểm cần lưu ý Thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng thương mại

Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng Tòa án

Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án là giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của cơ quan tài phán Nhà nước. Do đó, các đương sự trong tranh chấp thường coi việc giải quyết tranh chấp của Tòa án như một giải pháp cuối cùng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Đặc biệt, khi có xung đột xảy ra, các bên thương lựa chọn hình thức thương lượng hay hòa giải chứ ít bên muốn lựa chọn trọng tài hay tòa án.

>>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng

Phương thức giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại quốc tế bằng trọng tài

Nếu các bên thỏa thuận chọn Trọng tài thương mại để giải quyết thì luật áp dụng để giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế được xác định như sau:

Theo Điều 14 Luật trọng tài thương mại 2010 thì: Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn; nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất.

Phí trọng tài:

  • Phí trọng tài do Trung tâm trọng tài ấn định. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bởi Trọng tài vụ việc, phí trọng tài do Hội đồng trọng tài ấn định.
  • Bên thua kiện phải chịu phí trọng tài, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc quy tắc tố tụng trọng tài quy định khác hoặc Hội đồng trọng tài có sự phân bổ khác.

CSPL: Điều 34 Luật Trọng tài thương mại năm 2010.

>>> Xem thêm: Điều kiện để công ty nước ngoài khởi kiện tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại Việt Nam

Quy định về giải quyết tranh chấp bằng tòa án như thế nào?

giải quyết tranh chấp bằng tòa án

Giải quyết tranh chấp bằng tòa án

Trường hợp các bên cho Tòa án để giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế thì theo Điều 683 Bộ luật dân sự 2015:

Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng.

Do đó, khi có tranh chấp, Tòa án sẽ xác định dựa vào luật mà các bên thỏa thuận áp dụng.

Theo đó, mức án phí xác định theo Danh mục mức án phí, lệ án phí được quy định tại Nghị quyết 326/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Đối với các tranh chấp hợp đồng thương mại, đặc biệt là hợp đồng thương mại quốc tế thì điều khoản về phương thức giải quyết, hay Luật áp dụng giải quyết tranh chấp đều do sự thỏa thuận của đôi bên hoặc trên cơ sở pháp luật trong nước hay sự thỏa thuận giữa các quốc gia. Trường hợp Quý khách hàng có thắc mắc hoặc cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ Chuyên Tư Vấn Luật qua hotline 1900.63.63.87 để được giải đáp, tư vấn luật hợp đồng kịp thời và đầy đủ. Xin cảm ơn!

4.7 (20 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 713 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *