Luật Hợp Đồng

Điều kiện để công ty nước ngoài khởi kiện tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại Việt Nam

Công ty nước ngoài khởi kiện tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại Việt Nam diễn ra phổ biến do việc một hoặc nhiều bên trong quan hệ hợp đồng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các THỎA THUẬN và cam kết được ghi nhận tại hợp đồng. Do đó, để quý độc giả hiểu rõ về phương thức giải quyết tranh chấp, công việc luật sư thực hiện, chi phí thuê luật sư như thế nào cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam

Căn cứ Điều 469 Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) năm 2015 Tòa án Việt Nam có thẩm quyền chung giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài sau:

  • Bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;
  • Bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam;
  • Bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam;
  • Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;
  • Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc công việc được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam;
  • Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam.

Sau khi xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam theo quy định của Chương này, Tòa án áp dụng các quy định tại Chương III của Bộ luật này để xác định thẩm quyền của Tòa án cụ thể giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.

Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ở Việt Nam

Phương thức giải quyết tranh chấp
Phương thức giải quyết tranh chấp

Theo quy định tại Điều 317 Luật Thương mại 2005, hiện nay có bốn phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến bao gồm: thương lượng; hòa giải thương mại; giải quyết tại Tòa án hoặc Trọng tài.

Phương pháp thương lượng

Thương lượng là phương pháp đầu tiên và hữu hiệu khi phát sinh tranh chấp.

Là phương pháp được phần lớn các thương nhân ưu tiên áp dụng bởi có thể tiết kiệm được thời gian, công sức và kinh phí, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ thương mại.

Hòa giải thương mại

Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP, hòa giải thương mại được hiểu là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải.

Hòa giải thương mại được lựa chọn khi các bên thỏa thuận ghi trong hợp đồng hoặc theo hình thức thỏa thuận riêng bằng văn bản.

Giải quyết tại Trọng tài thương mại

Thứ nhất, giải quyết tại trọng tài thương mại là đặc điểm điển hình trong lĩnh vực thương mại bởi do tính linh hoạt, tạo quyền chủ động giữa các bên, nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian và đảm bảo bí mật.

Thứ hai, Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết trong các trường hợp sau (Điều 2 Luật Trọng tài thương mại 2010):

  • Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại
  • Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó có ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
  • Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.

Thứ ba, ĐIỀU KIỆN để được giải quyết tại trọng tài là:

  • Các bên có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài (khoản 1 Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010).
  • Thỏa thuận không được vô hiệu: tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài; người thỏa thuận không có thẩm quyền, năng lực hành vi dân sự; hình thức xác lập của thỏa thuận không phù hợp với quy định, vi phạm điều cấm của Luật.

Giải quyết tranh chấp tại Tòa án nhân dân

Tranh chấp mua bán hàng hóa quốc tế có thể được giải quyết tại Tòa án nhân dân (TAND) trong các trường hợp sau:

  • Trường hợp hai bên không thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài hoặc thỏa thuận vô hiệu thì TAND có thẩm quyền giải quyết.
  • Các bên thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài nhưng cơ quan trọng tài đó đã chấm dứt hoạt động, trọng tài viên từ chối giải quyết vụ việc mà không lựa chọn người thay thế.
  • Quy tắc tố tụng được các bên lựa chọn khác với quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài được lựa chọn và trung tâm không cho phép áp dụng quy tắc của trung tâm khác.
  • Người tiêu dùng không đồng ý lựa chọn trọng tài.

>>> Đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hóa xem thêm tại: Hợp đồng mua bán hàng hóa 

Luật sư hỗ trợ giải quyết tranh chấp
Luật sư hỗ trợ giải quyết tranh chấp

Như vậy, công ty nước ngoài vẫn có thể yêu cầu Tòa án Việt Nam giải quyết tranh chấp nếu đáp ứng những điều kiện nhất định. Nếu như quý khách có thắc mắc về tranh chấp mua bán hàng hóa hay cần tư vấn giải quyết tranh chấp mua bán hàng hóa quốc tế hãy liên hệ tới Dịch vụ TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ tư vấn. Xin cảm ơn.

4.9 (14 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 727 bài viết