Luật Hợp Đồng

Giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng cổ phần

Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng cổ phầntranh chấp các bên trong hợp đồng về quyền và nghĩa vụ được thỏa thuận ghi trong hợp đồng. Quá trình giải quyết cần căn cứ cụ thể vào những nội dung mà các bên đã thống nhất thỏa thuận ghi trong hợp đồng chuyển nhượng cổ phần. Có thể tham khảo nội dung bài viết liên quan dưới đây.

Giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng cổ phần

Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng cổ phần là gì?

Chuyển nhượng cổ phần là quan hệ mua bán làm thay đổi chủ sở hữu đối với cổ phần được bán trong công ty. Việc chuyển nhượng cổ phần sẽ không làm thay đổi cấu trúc điều lệ của công ty cổ phần.

Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng cổ phần là việc các bên trong hợp đồng phát sinh tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng, khi hợp đồng phát sinh hiệu lực pháp luật. Thông thường tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng chủ yếu là tranh chấp về nội dung các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng chủ yếu về giá chuyển nhượng, thời hạn thanh toán…

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Theo quy định của pháp luật hiện hành Bộ luật tố tụng dân sự 2015, khoản 3 Điều 26; khoản 3 Điều 30 thì tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng cổ phần thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án.

Tòa án nhân dân cấp huyện, cụ thể là tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên, căn cứ vào khoản điểm a, b Khoản 1 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết thì thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn.

Người bị xâm phạm về quyền lợi, lợi ích có quyền hoặc ủy quyền theo quy định để nộp đơn khởi kiện tại tòa án nhân dân có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.

>>> Tham khảo thêm về: Thủ tục chuyển nhượng cổ phần

Cách giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng cổ phần

Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng cổ phần cần phải căn cứ vào hai vấn đề chính sau:

Thứ nhất, tranh chấp các bên về hình thức hợp đồng;

Pháp luật dân sự hiện hành không quy định cụ thể về hình thức hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.

Tại khoản 2 Điều 126 Luật doanh nghiệp 2020 quy định rằng việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng theo cách thông thường hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc đại diện ủy quyền của họ ký.

Hiện nay không có quy định ghi nhận việc xác nhận hợp đồng chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần. Tuy nhiên, theo các mẫu hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần trong các Công ty Cổ phần do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành thì việc xác nhận các hợp đồng chuyển nhượng này phải có sự xác nhận bởi ba chủ thể đó là bên chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng và người đại diện theo pháp luật của công ty.

Chính vì vậy việc công chứng, chứng thực hợp đồng chuyển nhượng cổ phần không bắt buộc thực hiện. Trong trường hợp để đảm bảo tối đa về mặt pháp lý, Bạn vẫn có thể thực hiện công chứng hoặc chứng thực cho hợp đồng tại các tổ chức hành nghề công chứng.

Nếu tranh chấp phát sinh về hình thức hợp đồng thì không có cơ sở để giải quyết theo quy định. Việc tuyên bố hợp đồng vô hiệu về hình thức thì không có cơ sở pháp lý.

Thứ hai, tranh chấp các bên về nội dung mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng.

Cần phải căn cứ vào nội dung mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng nếu nội dung thỏa thuận trái với quy định theo Luật doanh nghiệp về chuyển nhượng cổ phần hoặc thỏa thuận đó thuộc trường hợp bị vô hiệu theo quy định về luật dân sự hiện hành, thì việc giải quyết tranh chấp sẽ được dễ dàng hơn.

Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: “Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.”

Trên đây là nội dung liên quan đến tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, việc giải quyết tranh chấp cần căn cứ vào nội dung mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp quý khách hàng có nhu cầu cần tư vấn soạn thảo hợp đồng, xin vui lòng liên lạc ngay với Chuyên Tư Vấn Luật qua hotline 1900 63 63 87 để được hướng dẫn cụ thể hơn.

4.6 (12 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 713 bài viết