Luật Doanh Nghiệp

Những lưu ý khi đặt tên chi nhánh/văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam

Ngày nay, doanh nghiệp nước ngoài có thể đặt chi nhánhvăn phòng đại diện tại Việt Nam nếu đáp ứng được đầy đủ các điều kiện luật định. Vấn đề đặt tên chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam như thế nào cho đúng với quy định của pháp luật cũng rất được quan tâm. Qua bài viết này, Chuyên tư vấn luật sẽ trình bày Những lưu ý khi đặt tên chi nhánh/văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Tên cho chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam

Tên cho chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam

Quyền thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam

Điều 16 Luật Thương mại 2005 quy định về thương nhân (doanh nghiệp) nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam. Theo đó thương nhân (doanh nghiệp) nước ngoài là doanh nghiệp được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận. Doanh nghiệp nước ngoài được đặt văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam. Quyền thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam cũng được hướng dẫn cụ thể tại Điều 3 Nghị định 07/2016/NĐ-CP, theo đó doanh nghiệp nước ngoài được thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh của mình tại Việt Nam theo cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên Một doanh nghiệp nước ngoài không được thành lập nhiều hơn một Văn phòng đại diện hoặc Chi nhánh có cùng tên gọi trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Điều kiện để doanh nghiệp nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện như sau (Điều 7 Nghị định 07/2016/NĐ-CP) :
  • Doanh nghiệp nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;
  • Doanh nghiệp nước ngoài đã hoạt động ít nhất 01 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
  • Trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của doanh nghiệp nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;
  • Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện phải phù hợp với cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
  • Trường hợp nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc doanh nghiệp nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Văn phòng đại diện phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành (gọi chung là Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành).
Doanh nghiệp nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh khi đáp ứng các điều kiện sau (Điều 8 Nghị định 07/2016/NĐ-CP):
  • Doanh nghiệp nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;
  • Doanh nghiệp nước ngoài đã hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
  • Trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của doanh nghiệp nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;
  • Nội dung hoạt động của Chi nhánh phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp nước ngoài;
  • Trường hợp nội dung hoạt động của Chi nhánh không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc doanh nghiệp nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Chi nhánh phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.

Nghĩa vụ của doanh nghiệp nước ngoài đối với hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam

Văn phòng đại diện, chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Doanh nghiệp nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh của mình tại Việt Nam (khoản 3 Điều 16 Luật TM 2005, Điều 4 Nghị định 07/2016/NĐ-CP). Như vậy chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước cũng phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật Việt Nam đặt ra cho các chi nhánh,văn phòng đại diện của doanh nghiệp Việt Nam. >>>Xem thêm: Chi nhánh có được cấp con dấu riêng

Những lưu ý khi đặt tên chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam

Cách viết tên chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài

Theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật doanh nghiệp 2020 (LDN 2020), khoản 1 Điều 29 Nghị định 07/2016/NĐ-CP) thì cách viết Tên Văn phòng đại diện, Chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu. Lưu ý khi đặt tên chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài

Lưu ý khi đặt tên chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài

Thành phần tên của chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài

Thành phần tên Văn phòng đại diện, Chi nhánh phải mang tên doanh nghiệp nước ngoài kèm theo cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với Văn phòng đại diện và cụm từ “Chi nhánh” đối với Chi nhánh (khoản 2 Điều 40 LDN 2020, khoản 2 Điều 29 Nghị định 07/2016/NĐ-CP) >>>Xem thêm: Thủ tục giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện

Yêu cầu của tên chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài trên các giấy tờ giao dịch

Theo quy định tại khoản 2 Điều 40 LDN 2020, khoản 3 Điều 29 Nghị định 07/2016/NĐ-CP) thì yêu cầu về của tên chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài trên các giấy tờ giao dịch được quy định là Tên Văn phòng đại diện, Chi nhánh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở Văn phòng đại diện, Chi nhánh. Tên Văn phòng đại diện, Chi nhánh được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên thương nhân nước ngoài trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do Văn phòng đại diện, Chi nhánh phát hành

Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp của chuyên tư vấn luật

Dịch vụ tư vấn thường xuyên

Chuyện Tư Vấn Luật với kinh nghiệm nhiều năm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp luôn sẵn sàng hỗ trợ Quý khách hàng trong các thủ tục pháp lý liên quan đến các lĩnh vực luật thành lập doanh nghiệp, luật góp vốn, tài chính, kế toán, lao động, tiền lương, hợp đồng, đầu tư, sở hữu trí tuệ,… cho doanh nghiệp với biểu phí hợp lý và thời gian nhanh nhất:
  • Tư vấn về việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp
  • Tư vấn pháp luật phương thức hoạt động và điều hành;
  • Tư vấn pháp luật mối quan hệ giữa các chức danh quản lý; Tư vấn pháp luật Quyền và nghĩa vụ của các thành viên/cổ đông;
  • Tư vấn pháp luật phương án chia lợi nhuận và xử lý nghĩa vụ phát sinh;
  • Tư vấn điều kiện kinh doanh đối với một số ngành nghề;
  • Hoàn thiện hồ sơ thành lập doanh nghiệp và đại diện khách hàng làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Tư vấn thay đổi/ bổ sung ngành nghề kinh doanh, thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, thay đổi/bổ sung thành viên góp vốn…;
  • Tư vấn soạn thảo quy chế, quy định về tổ chức quản lý nội bộ, quan hệ điều hành cho doanh nghiệp (bao gồm cả điều lệ);
  • Giải đáp pháp lý cho doanh nghiệp về lao động, thuế, hợp đồng, đầu tư …;
  • Tư vấn liên quan đến chia, tách, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.
  • Tư vấn pháp luật đối với các hoạt động thương mại
Nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách của các doanh nghiệp trong kinh doanh thương mại dịch vụ luật sư doanh nghiệp Chuyện Tư Vấn Luật cung cấp dịch vụ tư vấn như sau:
  • Tư vấn hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ… Quy định về buộc thực hiện đúng hợp đồng, xử lý vi phạm, buộc bồi thường, đình chỉ, huỷ bỏ hợp đồng;
  • Tư vấn về tập quán thương mại quốc tế;
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý về cạnh tranh, hạn chế cạnh tranh, độc quyền, tập trung kinh tế, cạnh tranh không lành mạnh, áp dụng các biện pháp khẩn cấp; các vụ việc về cạnh tranh;
  • Tư vấn tổ chức mạng lưới chi nhánh, văn phòng đại diện; xúc tiến thương mại và đại diện thương nhân, đại lý, uỷ thác thương mại;
  • Tư vấn về các quy định của pháp luật đối với vận hành cung ứng dịch vụ;
  • Tư vấn quảng cáo thương mại, đấu giá, đấu thầu hàng hoá, dịch vụ, nhượng quyền thương mại;
  • Tư vấn về mua bán sáp nhập doanh nghiệp M&A;
  • Tư vấn về thủ tục phá sản cho doanh nghiệp.
Luật sư tham gia giải quyết tranh chấp Đây cũng chính là dịch vụ pháp lý doanh nghiệp quan trọng đã và đang được Chuyện Tư Vấn Luật cung cấp cho nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam, bao gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cụ thể như sau
  • Tư vấn luật về cách thức giải quyết tranh chấp, đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của các bên tranh chấp. Đưa ra những phương án cụ thể có lợi nhất trong quá trình đàm phán, hòa giải (nếu có);
  • Hướng dẫn và tư vấn khách hàng trình tự thủ tục khởi kiện, thời hiệu khởi kiện, điều kiện khởi kiện, tư cách chủ thể và soạn đơn khởi kiện gửi đến cơ quan có thẩm quyền;
  • Kiến nghị các cơ quan tiến hành tố tụng liên quan khi ban hành những quyết định không đúng thủ tục, trình tự…Ảnh hưởng quyền và lợi ích của khách hàng;
  • Tiến hành điều tra thu thập chứng cứ – tài liệu, kiểm tra đánh giá chứng cứ – tài liệu để trình trước Tòa, Trọng tài, Hội đồng cạnh tranh;
  • Tham gia tố tụng với tư cách là luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ tại tòa án các cấp hoặc các Cơ quan tiến hành tố tụng khác;
  • Tham gia tố tụng với tư cách là đại diện ủy quyền – nhân danh khách hàng thực hiện tất cả các phương án và cách thức theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng một cách tốt nhất tại các phiên xử.

Dịch vụ tư vấn theo yêu cầu

Trường hợp khách hàng chỉ cần tư vấn, hỗ trợ giải quyết đối từng sự vụ theo yêu cầu. Chuyên tư vấn luật sẽ căn cứ vào các yêu cầu, mong muốn của khách hàng để cung cấp gói dịch vụ phù hợp. Phí dịch vụ: được xác định theo từng yêu cầu, tính chất vụ việc của khách hàng (đối tượng hợp đồng). Chi phí này đảm bảo phù hợp với nội dung yêu cầu tư vấn của khách hàng và phù hợp với điều kiện kinh tế của khách hàng. Giá dịch vụ sẽ không bao gồm thuế, lệ phí, phí Nhà nước mà khách hàng phải nộp theo quy định của pháp luật. Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp

Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp

Quy trình cung cấp dịch vụ tư vấn doanh nghiệp

Quy trình cung cấp dịch vụ của chúng tôi gồm các bước:
  • Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, tài liệu và yêu cầu của khách hàng đối với vụ việc về pháp luật doanh nghiệp cần hỗ trợ;
  • Bước 2: Hội đồng luật sư tiếp nhận và báo phí dịch vụ nếu có thể hỗ trợ theo yêu cầu của khách hàng;
  • Bước 3: Khách hàng và Chuyên tư vấn Luật ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý và thanh toán phí theo thỏa thuận;
  • Bước 4: Luật sư chuyên môn phụ trách nghiên cứu và đưa ra phương án xử lý theo các phương thức như trên; đồng thời tư vấn cho khách hàng những ưu, khuyết điểm của từng phương án cũng như thực hiện công việc theo thỏa thuận.
  • Bước 5: Luật sư phụ trách thông báo tiến độ xử lý theo các phương thức trên và tư vấn hướng thực hiện tiếp theo cho đến khi tranh chấp được giải quyết.

Cam kết chất lượng dịch vụ

Chúng tôi cam kết sẽ mang lại lợi ích TỐI ƯU cho khách hàng với các tiêu chí:
  • An tâm về chất lượng dịch vụ: Công ty luật có đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm, chuyên môn cao, hiểu biết chuyên sâu về nhiều lĩnh vực. Chúng tôi thực hiện cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối và cập nhật thường xuyên tiến trình thực hiện yêu cầu của quý khách
  • Hiệu quả: Vụ việc được xử lý nhanh gọn, đảm bảo đúng luật, triệt tiêu các rủi ro pháp lý về sau
  • Chi phí rõ ràng, cụ thể, căn cứ theo tính chất phức tạp của vụ việc và đảm bảo hỗ trợ tối đa phí theo khả năng tài chính của khách hàng.

Thông tin liên hệ Chuyên tư vấn luật

Để tìm hiểu thông tin về chúng tôi, đánh giá chúng tôi có thể đáp ứng được các yêu cầu của Quý khách hàng hay không. Xin đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua các hình thức sau:
  • Email: chuyentuvanluat@gmail.com. Thực hiện bằng cách gửi mail trình bày nội dung cần tư vấn đính kèm tài liệu liên quan đến email này, sẽ được Luật sư hợp đồng trả lời bằng văn bản qua email một cách nhanh chóng nhất
  • Để nhận hỗ trợ tư vấn luật hợp đồng qua tổng đài điện thoại: Chỉ cần dùng điện thoại cá nhân gọi về số tổng đài trực tuyến 1900.63.63.87 và trình bày nội dung về hợp đồng cần tham vấn với Luật sư. Mọi vướng mắc pháp lý của bạn sẽ được Luật sư Chuyên tư vấn luật lắng nghe và tận tình giải đáp.
  • Tư vấn pháp luật hợp đồng qua ZALO: Công Ty Luật Long Phan
  • Tư vấn qua FACEBOOK: FANPAGE Luật Long Phan
  • Kênh Youtube: Công ty Luật Long Phan PMT
  • Trụ sở và Văn phòng làm việc:
+ Trụ sở công ty: Tầng 14 Tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh. + Văn phòng giao dịch: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh. Trên đây là các quy định của pháp luật liên quan đến Những lưu ý khi đặt tên chi nhánh/văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Hy vọng bài viết này sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho Quý khách hàng. Trường hợp Quý khách hàng còn có thêm những vướng mắc về thủ tục thì đừng ngần ngại, hãy gọi ngay đến số Hotline 1900636387 để được TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP tư vấn và hỗ trợ. Cảm ơn quý khách đã cho chúng tôi có cơ hội được phục vụ quý khách. >>>Xem thêm: Những lưu ý khi doanh nghiệp mở thêm chi nhánh, văn phòng đại diện * Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.5 (20 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 786 bài viết