Luật Doanh Nghiệp

Hướng dẫn thủ tục khởi kiện tranh chấp con dấu của doanh nghiệp

Pháp luật đã có nhiều quy định dành cho doanh nghiệp quyền tự quyết về con dấu nhưng trong thực tế việc tranh chấp con dấu giữa các doanh nghiệp vẫn diễn ra. Chuyên Tư Vấn Luật xin đưa ra hướng dẫn thủ tục khởi kiện tranh chấp con dấu của doanh nghiệp. Cụ thể,bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin liên quan để doanh nghiệp thực hiện thủ tục khởi kiện nhằm giải quyết tranh chấp con dấu.

hướng dẫn thủ tục khởi kiện tranh chấp con dấu của doanh nghiệp.

Hướng dẫn thủ tục khởi kiện tranh chấp con dấu

>>Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục thay đổi con dấu

Thời hiệu khởi kiện

Theo Điều 319 Luật Thương mại 2005 quy định thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp con dấu là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.

Hồ sơ khởi kiện

  • Đơn khởi kiện đòi lại con dấu (theo mẫu số 23-DS ban hành kèm Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP về các biểu mẫu sử dụng trong tố tụng dân sự) ;
  • Các tài liệu, chứng cứ chứng minh con dấu bị chiếm đoạt;
  • Thông báo về mẫu con dấu hiện hành khi doanh nghiệp thông báo với cơ quan quản lý
  • Trường hợp doanh nghiệp ủy quyền cho người khác phải có giấy uỷ quyền kèm theo;
  • Giấy tờ nhân thân (chứng minh nhân dân, căn cước công dân,..).

Lưu ý:

  • Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.
  • Văn bản, tài liệu tiếng nước ngoài đều phải được dịch sang tiếng Việt Nam do cơ quan, tổ chức có chức năng dịch thuật, kèm theo bản gốc.

Hồ sơ khởi kiện

>>Xem thêm: Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp kinh doanh thương mại

Tòa án nơi nộp đơn khởi kiện

Theo khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 (BLTTDS) Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp con dấu, trừ trường hợp những tranh chấp có đương sự ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài.

Theo Điều 37 và Điều 38 BLTTDS 2015 quy định Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp con dấu mà có đương sự hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài

Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ quy định tại Điều 39 BLTTDS 2015

  • Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức;
  • Khi các đương sự tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức;

Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn quy định tại Điều 40 BLTTDS 2015

  • Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng;
  • Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;
  • Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết.

Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn

>>Xem thêm:  Trình tự nộp đơn khởi kiện đúng Tòa có thẩm quyền.

Án Phí theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016

●       Án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm:

  • Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại không có giá ngạch, mức án phí sơ thẩm là: 3.000.000 đồng.
  • Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch, mức án phí sơ thẩm như sau:
Giá trị tranh chấp Mức án phí
Từ 60.000.000 đồng trở xuống 3.000.000 đồng
Từ trên 60.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng 5% của giá trị tranh chấp
Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng
Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng
Từ trên 4.000.000.000 đồng 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng

●       Án phí của tranh chấp kinh doanh thương mại phúc thẩm: 2.000.000 đồng.

●       Theo Điều 6 Quyết định này, đối với vụ án kinh doanh thương mại được giải quyết theo thủ tục rút gọn thì mức án phí bằng 50% mức án phí quy định ở trên.

Thời hạn giải quyết

Căn cứ theo Điều 203 BLTTDS 2015

  • Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án kinh doanh thương mại là 02 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì được gia hạn thời gian chuẩn bị xét xử thêm 01 tháng.
  • Thời hạn mở phiên tòa là 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.

Trên đây là những hướng dẫn của chúng tôi về thủ tục khởi kiện tranh chấp con dấu của doanh nghiệp. Nếu Quý bạn đọc cần hỗ trợ, trợ giúp pháp luật doanh nghiệp hoặc cần đặt lịch gặp trực tiếp để TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ kịp thời

4.7 (14 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 792 bài viết