Luật Doanh Nghiệp

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là hình thức giải quyết tranh chấp dựa trên Luật Trọng tài thương mại 2010. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều trường hợp do không hiểu rõ quá trình giải quyết tranh chấp của trọng tài thương mại mà dẫn đến nhiều rắc rối cho chính bản thân mình. Do đó, Chuyên tư vấn luật sẽ thông qua bài viết dưới đây để giúp Quý khách hàng hiểu rõ hơn về cách thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại  Hướng dẫn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại.

Trọng tài thương mại là gì?

Trọng tài thương mại được định nghĩa là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận. Việc tiến hành giải quyết tranh chấp phải tuân thủ theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010. Các tranh chấp ở đây là tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó có ít nhất một bên có hoạt động thương mại hoặc tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.

CSPL: Khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010.

>> Tham khảo thêm bài viết: Những điểm cần lưu ý Thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng thương mại

Trọng tài là phương thức giải quyết theo các bên thỏa thuận

Trọng tài là phương thức giải quyết theo các bên thỏa thuận

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài thương mại.

Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại; tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.

CSPL: Điều 2 Luật Trọng tài Thương mại 2010.

Nguyên tắc của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại.

Điều kiện giải quyết bằng trọng tài thương mại.

  1. Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
  2. Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
  3. Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

CSPL: Điều 5 Luật Trọng tài Thương mại 2010.

Nguyên tắc giải quyết bằng trọng tài thương mại.

  1. Trọng tài viên phải tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.
  2. Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật.
  3. Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
  4. Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
  5. Phán quyết trọng tài là chung thẩm.

Cơ sở pháp lý: Điều 4 Luật Trọng tài Thương mại 2010.

Các hình thức giải quyết tranh chấp

Trọng tài vụ việc

Đây là hình thức trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập để giải quyết vụ việc và sẽ không còn tồn tại khi vụ việc đã được giải quyết xong. Đặc trưng cơ bản của trọng tài vụ việc bao gồm:

  1. Được thành lập khi các tranh chấp phát sinh và tự chấm dứt hoạt động khi giải quyết xong tranh chấp.
  2. Không có trụ sở thường trực, không có bộ máy điều hành, không có danh sách trọng tài viên. Trọng tài viên được các bên có tranh chấp chỉ định có thể là người có tên trong hoặc ngoài danh sách trọng tài viên của bất kỳ một trung tâm trọng tài nào.
  3. Quy tắc tố tụng để giải quyết tranh chấp có thể do các bên thỏa thuận xây dựng hoặc lựa chọn từ bất kỳ một quy tắc tố tụng nào của các trung tâm trọng tài khác.

Trọng tài thường trực

Đây là hình thức trọng tài được tổ chức khá chặt chẽ, có bộ máy, trụ sở làm việc thường xuyên, thường có danh sách các trọng tài viên hoạt động theo điều lệ và quy tắc tố tụng riêng. Đa số các tổ chức trọng tài lớn, có uy tín trên thế giới đều được thành lập theo mô hình này dưới những tên gọi như trung tâm trọng tài, ủy ban trọng tài, viện trọng tài,… nhưng chủ yếu và phổ biến được tổ chức dưới dạng các trung tâm trọng tài.

Các hình thức giải quyết tranh chấp

Các hình thức giải quyết tranh chấp

Thủ tục tố tụng trọng tài thương mại

  • Bước 1: Xác định còn thời hiệu khởi kiện hay không. Thời hiệu khởi kiện là 02 năm, từ thời điểm quyền lợi hợp pháp bị xâm phạm, ngoại trừ trường hợp luật chuyên ngành quy định khác.
  • Bước 2: Nguyên đơn nộp đơn khởi kiện, Trung tâm Trọng tài xem xét thẩm quyền, thụ lý đơn khởi kiện và gửi thông báo, đơn kiện, tài liệu liên quan cho bị đơn.
  • Bước 3: Bị đơn nộp cho Trung tâm Trọng tài Bản tự bảo vệ và đơn kiện lại (nếu có).
  • Bước 4: Thành lập Hội đồng trọng tài
  • Bước 5: Hội đồng trọng tài tiến hành nghiên cứu hồ sơ, xác minh sự việc, thu thập chứng cứ và các công việc khác theo thẩm quyền.
  • Bước 6: Hội đồng Trọng tài triệu tập các bên đến phiên họp giải quyết vụ tranh chấp và tiến hành hòa giải theo yêu cầu. Nếu hòa giải thành lập biên bản và ra quyết định công nhận hòa giải thành.
  • Bước 7: Công bố Phán quyết Trọng tài. Trường hợp không hòa giải hoặc không hòa giải thành, Hội đồng trọng tài ra Phán quyết trọng tài và gửi đến Trung tâm ngay sau ngày lập. Trung tâm gửi Phán quyết trọng tài đến các bên.

Cơ sở pháp lý: Điều 30, Điều 32, Điều 33, Điều 35, Điều 36, Điều 40, Điều 45, Điều 46, Điều 47, Điều 55, Điều 58, Điều 61 Luật Trọng tài thương mại 2010.

Luật sư hướng dẫn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại.

  • Luật sư đại diện theo ủy quyền trong các vụ tranh chấp tại Trọng tài thương mại theo đúng nội dung văn bản ủy quyền.
  • Luật sư đại diện theo ủy quyền giải quyết tranh chấp thương lượng, hòa giải và đàm phán Trọng tài thương mại.
  • Luật sư đại diện theo ủy quyền trong các vụ án tham gia phiên họp giải quyết tranh chấp.
  • Luật sư đại diện theo ủy quyền có thẩm quyền từ giai đoạn hòa giải đàm phán, tham gia xét xử tại các cấp.
  • Chuẩn bị soạn thảo phương án bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
  • Luật sư tham gia phiên họp giải quyết tranh chấp.
  • Trình bày những yêu cầu, đưa ra tài liệu, chứng cứ làm cơ sở pháp lý cho việc yêu cầu.
  • Tiến hành đặt câu hỏi, tranh luận tại phiên họp để làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ tranh chấp, đưa ra quan điểm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
  • Yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài.
  • Soạn đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài.
  • Đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc.
  • Yêu cầu thi hành phán quyết trọng tài.

>> Tham khảo thêm bài viết: Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế

Trên đây là những phân tích nhằm giúp Quý khách hàng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại từ đó cung cấp cho quý khách hàng những thông tin cần thiết nhằm giúp quý khách hàng bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của mình nếu quý khách hàng còn có những thắc mắc những câu hỏi xin liên hệ luật sư doanh nghiệp của Chuyên Tư Vấn Luật qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn chuyên sâu. Xin cảm ơn.

4.9 (18 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 729 bài viết