Luật Hợp Đồng

Những điểm cần lưu ý Thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng thương mại

Những điểm cần lưu ý Thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng thương mại, thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng thương mại là một nền tảng cho việc giải quyết tranh chấp bằng hình thức trọng tài quốc tế. Đây là một cơ sở quan trọng trong việc đưa ra phương thức giải quyết cho cuối cùng cho những mâu thuẫn trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại giữa các bên. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin liên quan đến vấn đề này.

Thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng thương mại

Thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng thương mại

>>>Xem thêm: Thủ tục đầu tư dự án nhà ở thương mại

Hợp đồng thương mại là gì?

Hiện nay, pháp luật vẫn chưa có một định nghĩa riêng biệt về thuật ngữ hợp đồng thương mại. Thay vào đó dạng hợp đồng này sẽ được xem là một hình thức của hợp đồng, giao dịch dân sự thông thường. Tuy nhiên điểm khác biệt chính là hợp đồng này được dùng trong các hoạt động thương mại. Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật thương mại 2005 thì hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Dựa vào đó có thể hiểu hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận giữa các bên nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận.

Thỏa thuận trọng tài là gì?

Một trong các hình thức để giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực thương mại chính là thông qua trọng tài. Tuy nhiên để được áp dụng hình thức này thì các bên cần có bước thỏa thuận trong quá trình ký kết hợp đồng thương mại. Phần thỏa thuận trọng tài này chính là cơ sở để giải quyết các tranh chấp về sau. Thỏa thuận trọng tài được định nghĩa tại khoản 2 Điều 3 Luật trọng tài thương mại 2010.

>>> Xem thêm: Trọng Tài Thương Mại Là Gì? Được Pháp Luật Quy Định Như Thế Nào?

Điều kiện giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng trọng tài thương mại

Trọng tài thương mại là hình thức giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên. Tuy nhiên, để được áp dụng hình thức này thì cần bảo đảm một số điều kiện nhất định. Điều 5 Luật trọng tài thương mại 2010 quy định điều kiện để giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng trọng tài thương mại bao gồm:

  • Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
  • Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
  • Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Điều kiện để thỏa thuận trọng tài có hiệu lực

Điều kiện để thỏa thuận trọng tài có hiệu lực

>>> Xem thêm: Hướng Dẫn Giải Quyết Tranh Chấp Bằng Trọng Tài Thương Mại

Lưu ý khi thỏa thuận trọng tài thương mại trong hợp đồng

Hình thức thỏa thuận

Một trong những lưu ý khi thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng thương mại chính là hình thức của việc thỏa thuận đó. Theo quy định tại Điều 16 Luật trọng tài thương mại 2010 thì thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng. Lưu ý là thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản. Các hình thức thỏa thuận sau đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản:

  • Trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
  • Trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên;
  • Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;
  • Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác;
  • Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.

Hình thức của thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng thương mại

Hình thức của thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng thương mại

Thỏa thuận vô hiệu

Mặc dù thỏa thuận trọng tài thương mại sẽ phát sinh dựa trên cơ sở thỏa thuận của các bên nhưng không phải lúc nào thỏa thuận đó cũng có hiệu lực. Cụ thể, Điều 18 Luật trọng tài thương mại 2010 quy định các trường hợp thỏa thuận bị coi là vô hiệu, bao gồm:

  • Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài quy định tại Điều 2 của Luật này.
  • Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
  • Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.
  • Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của Luật này.
  • Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài đó là vô hiệu.
  • Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.

>>> Xem thêm: Có Được Yêu Cầu Tòa Án Giải Quyết Khi Đã Có Thỏa Thuận Trọng Tài

Thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện

Bên cạnh các trường hợp thỏa thuận vô hiệu thì còn một số trường hợp thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được. Dựa theo Điều 4 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP thì các trường hợp không thể thực hiện bao gồm:

  • Các bên đã có thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài cụ thể nhưng Trung tâm trọng tài này đã chấm dứt hoạt động mà không có tổ chức trọng tài kế thừa, và các bên không thỏa thuận được việc lựa chọn Trung tâm trọng tài khác để giải quyết tranh chấp.
  • Các bên đã có thỏa thuận cụ thể về việc lựa chọn Trọng tài viên trọng tài vụ việc, nhưng tại thời điểm xảy ra tranh chấp, vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà Trọng tài viên không thể tham gia giải quyết tranh chấp, hoặc Trung tâm trọng tài, Tòa án không thể tìm được Trọng tài viên như các bên thỏa thuận và các bên không thỏa thuận được việc lựa chọn Trọng tài viên khác để thay thế.
  • Các bên đã có thỏa thuận cụ thể về việc lựa chọn Trọng tài viên trọng tài vụ việc, nhưng tại thời điểm xảy ra tranh chấp, Trọng tài viên từ chối việc được chỉ định hoặc Trung tâm trọng tài từ chối việc chỉ định Trọng tài viên và các bên không thỏa thuận được việc lựa chọn Trọng tài viên khác để thay thế.
  • Các bên có thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài nhưng lại thỏa thuận áp dụng Quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài khác với Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm trọng tài đã thỏa thuận và điều lệ của Trung tâm trọng tài do các bên lựa chọn để giải quyết tranh chấp không cho phép áp dụng Quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài khác và các bên không thỏa thuận được về việc lựa chọn Quy tắc tố tụng trọng tài thay thế.
  • Nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng có điều khoản về thỏa thuận trọng tài được ghi nhận trong các điều kiện chung về cung cấp hàng hoá, dịch vụ do nhà cung cấp soạn sẵn quy định tại Điều 17 Luật TTTM nhưng khi phát sinh tranh chấp, người tiêu dùng không đồng ý lựa chọn Trọng tài giải quyết tranh chấp.

Trên đây toàn bộ nội dung  tư vấn của chúng tôi về những lưu ý khi thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng thương mại. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan hoặc cần sự TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG, bạn có thể liên hệ với Chuyên Tư Vấn Luật thông qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn nhanh chóng nhất.

4.5 (12 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 726 bài viết